| Hotline: 0983.970.780

Vành đai 4 - Vùng Thủ đô: 'Thước đo' năng lực lãnh đạo

Thứ Ba 26/09/2023 , 07:33 (GMT+7)

Vành đai 4 - Vùng Thủ đô là dự án cần sự đồng lòng trong hệ thống chính trị từ trung ương cho đến địa phương, từ người dân cho đến cộng đồng doanh nghiệp.

Dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh mà còn giúp tăng kết nối, mở rộng không gian phát triển cho cả Vùng Đồng bằng Sông Hồng. Với ý nghĩa quan trọng đó, dự án nhận sự đồng lòng từ trung ương cho đến địa phương, từ người dân cho đến cộng đồng doanh nghiệp.

Chủ trương lớn, mở không gian phát triển cho vùng thủ đô

Dự án Vành đai 4 -  Vùng Thủ đô dài 112km, đi qua Hà Nội, Hưng Yên và Bắc Ninh. Điểm đầu dự án tại điểm nối cao tốc Hà Nội - Lào Cai, điểm cuối nối cao tốc Nội Bài - Hạ Long. Tổng mức đầu tư hơn 85.000 tỷ đồng. Dự án khởi động từ năm 2022, mục tiêu cơ bản hoàn thành năm 2026 và đưa vào khai thác từ 2027.

Dự án được triển khai theo 7 dự án thành phần, vận hành độc lập. Trong đó Hà Nội thực hiện 3 dự án thành phần: Công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; xây dựng đường song hành (đường đô thị) địa phận Hà Nội và đầu tư xây dựng hệ thống cao tốc theo phương thức PPP. Hưng Yên và Bắc Ninh mỗi tỉnh chịu trách nhiệm 2 dự án thành phần: công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và xây dựng đường song hành (đường đô thị) địa phận của mỗi tỉnh.

Dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô được thiết kế lên đến 14 làn xe, 8 nút giao khác mức trên tuyến. 

Dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô được thiết kế lên đến 14 làn xe, 8 nút giao khác mức trên tuyến. 

Trước đó, tuyến đường Vành đai 3 của thành phố cơ bản hoàn thành nhưng quá tải. Nhu cầu vận tải hàng hóa, hành khách liên tỉnh từ các tỉnh phía nam đi các tỉnh phía bắc cũng như các tỉnh phía tây và ngược lại hiện nay chủ yếu thông qua tuyến Vành đai 3.

Các cửa ngõ giao thông, đầu mối giao thông ra vào thành phố; các nút giao giữa các trục hướng tâm với đường Vành đai 3 hiện nay thường xuyên xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông mà điển hình là khu vực cửa ngõ phía nam thành phố. Vì vậy, Hà Nội xác định việc đầu tư tuyến đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô là hết sức cần thiết và cần tập trung nguồn lực để triển khai thực hiện.

Với Hà Nội, dự án có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, góp phần mở rộng không gian phát triển cho Thủ đô, tạo điều kiện kéo giãn mật độ dân cư tại khu vực nội đô, góp phần giảm ùn tắc giao thông, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực hai bên tuyến đường và khu vực ngoại thành; tăng cường khả năng kết nối, tạo động lực, tác động lan tỏa liên vùng, tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội.

Một điều có thể nhận thấy, tuyến đường sẽ tạo động lực phát triển cho 7 quận, huyện đi qua, đặc biệt là các huyện vốn nhiều năm nay vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng sau khi sáp nhập về Hà Nội. Tuyến đường cũng sẽ tăng cường khả năng kết nối, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh, thành phố trong Vùng Thủ đô, Vùng Đồng bằng sông Hồng và Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc bộ.

Cần cả hệ thống chính trị vào cuộc

Vành đai 4 - Vùng Thủ đô được đánh giá là dự án trọng điểm quốc gia, là dự án hạ tầng rất quan trọng, có ý nghĩa lớn, tạo bước đột phá về phát triển kinh tế - xã hội, đô thị cho các địa phương trong vùng. Việc phải huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, thực hiện với quyết tâm cao nhất là điều đặc biệt quan trọng. 

Theo Nghị quyết, thời gian thực hiện dự án chỉ khoảng 5 năm, cơ bản hoàn thành năm 2026, đưa vào khai thác từ năm 2027, tiến độ rất nhanh, đòi hỏi phải được thực hiện với quyết tâm chính trị rất cao của các cấp, các ngành và toàn thành phố.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng, Trưởng Ban chỉ đạo dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô đang khảo sát tiến độ thực hiện dự án. 

Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng, Trưởng Ban chỉ đạo dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô đang khảo sát tiến độ thực hiện dự án. 

Thành uỷ Hà Nội xác định, Dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô chính là “thước đo” năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền các cấp và là uy tín của thành phố. Thành uỷ Hà Nội đã lập Ban chỉ đạo cấp thành phố, do Bí thư Thành ủy làm Trưởng Ban chỉ đạo với sự tham gia của các đồng chí Thường trực Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố, các Sở, ban, ngành, quận, huyện.

Ban Thường vụ Thành ủy yêu cầu các cấp ủy, chính quyền, Ủy ban MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội từ thành phố đến cơ sở (nơi có tuyến đường Vành đai 4 đi qua) mở đợt sinh hoạt chính trị với các hình thức phù hợp nhằm tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân về nội dung: Nghị quyết của Quốc hội về Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội, tầm quan trọng đặc biệt, ý nghĩa của dự án; xác định đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, quan trọng, cấp bách của cấp ủy, chính quyền, Ủy ban MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội địa phương, đơn vị trong thời gian tới.

Xem thêm
Xây dựng thương hiệu gạo là khẳng định lòng tin với người tiêu dùng

Các doanh nghiệp phải tự khẳng định 'bản sắc', chú trọng duy trì chất lượng ổn định, tạo được niềm tin cho người tiêu dùng, đó mới là xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam.

Báo Nông nghiệp Việt Nam đoạt giải B báo chí toàn quốc về tam nông

Báo Nông nghiệp Việt Nam đoạt giải B Giải báo chí toàn quốc về nông nghiệp, nông dân, nông thôn với loạt bài '1 giấy phép nuôi biển vướng 6 bộ, ngành'.

Cá 'quý tộc' sống khỏe trên rẻo cao

Các hộ nuôi các nước lạnh tại Sa Pa không quản khó khăn, vẫn miệt mài tìm hướng đi mới cho dòng sản phẩm không phải nơi nào cũng có.