| Hotline: 0983.970.780

Đường Vành đai 4 - Khai mở không gian phát triển thủ đô [Bài 2]

Hà Nội tạo 'hành lang VIP' tiếp nhận văn bản về đường Vành đai 4

Chủ Nhật 25/06/2023 , 16:12 (GMT+7)

Hà Nội đã thiết lập đường dây tiếp nhận văn bản riêng về đường vành đai 4, giống như 'VIP vào sân bay, đi đường riêng và không có trở ngại gì'.

Huy động sức mạnh tổng lực

Tại Lễ khởi công, động thổ dự án đường Vành đai 4 – Vùng thủ đô vào sáng 25/6, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội nhấn mạnh, đường Vành đai 4 – Vùng thủ đô là dự án quan trọng quốc gia đầu tiên triển khai thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công – tư, trải rộng trên 3 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, thành phố đã thiết lập một 'đường dây tiếp nhận văn bản riêng về đường vành đai 4'. Ảnh: Hùng Khang.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, thành phố đã thiết lập một "đường dây tiếp nhận văn bản riêng về đường vành đai 4". Ảnh: Hùng Khang.

Sau 1 năm 9 ngày kể từ khi có chủ trương đầu tư, nhờ sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, sự đồng lòng của địa phương, dự án đường Vành đai 4 – Vùng thủ đô trên địa bàn thành phố đã đảm bảo toàn bộ các điều kiện để khởi công, theo đúng lộ trình kế hoạch đề ra.

Để rút ngắn tối đa thời gian xử lý các thủ tục hành chính liên quan tới dự án, ông Trần Sỹ Thanh cho biết, thành phố đã chuẩn bị một "đường dây tiếp nhận văn bản riêng về đường vành đai 4", giống như “khách VIP vào sân bay, đi đường riêng và không có trở ngại gì”.

Ngay sau khi dự án được phê duyệt chủ trương đầu tư, Thành ủy Hà Nội ban hành chỉ thị số 16-CT/TU ngày 13/9/2022 về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư.

Lần đầu tiên, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội ban hành chỉ thị riêng nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và nhân dân thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư một dự án.

Lần đầu tiên, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội ban hành chỉ thị riêng nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và nhân dân thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư một dự án.

Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội và Ban Thường vụ Tỉnh ủy các tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh đã thống nhất thành lập Ban Chỉ đạo vùng tại Quyết định số 3617-QĐ/TU ngày 29/9/2022 với đồng chí Bí thư Thành ủy Hà Nội làm Trưởng Ban cùng đại diện Thường trực Thành ủy, Tỉnh ủy các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh và đại diện Lãnh đạo các Bộ: Giao thông vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng là thành viên. Các tỉnh, thành phố đã thành lập Ban Chỉ đạo để triển khai, thực hiện dự án.

Ràng buộc chặt chẽ trách nhiệm người đứng đầu về tiến độ

Lần đầu tiên, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội ban hành chỉ thị riêng nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và nhân dân thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư một dự án (Chỉ thị số 16-CT/TU ngày 13-9-2022).

Trong đó nêu rõ 7 nhóm nhiệm vụ ràng buộc chặt chẽ trách nhiệm người đứng đầu về tiến độ. Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh đã chỉ đạo lập kế hoạch thực hiện với các mốc thời gian, tiến độ được chi tiết hóa, phân công cụ thể, giao tiến độ cho từng cơ quan, đơn vị, địa phương.

Quá trình triển khai thực hiện giải phóng mặt bằng, Ban chỉ đạo Vùng, lãnh đạo 3 tỉnh, thành phố Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh thường xuyên đi kiểm tra thực địa, bàn bạc tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc từ cơ chế, chính sách đặc thù, hoàn thiện các thủ tục, qui trình theo qui định của pháp luật.

Nhiều phương tiện, máy móc, thiết bị phục vụ thi công dự án.

Nhiều phương tiện, máy móc, thiết bị phục vụ thi công dự án.

Với tinh thần vào cuộc đoàn kết, trách nhiệm, chung sức, đồng lòng có thể nói là chưa từng có. Chủ tịch UBND 3 tỉnh, thành phố và 15 chủ tịch UBND các quận, huyện, thành phố trực thuộc đã ký cam kết, giao ước thi đua bảo đảm tiến độ giải phóng mặt bằng.

Đặc biệt, trực tiếp đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhiều lần trực tiếp xuống làm việc và kiểm tra thực địa dự án, vừa động viên, khích lệ vừa trực tiếp xem xét các đề xuất, kiến nghị của thành phố Hà Nội, tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên về dự án Vành đai 4 để chỉ đạo các bộ, ngành quan tâm tháo gỡ, giải quyết.

Đến nay, trên địa bàn thành phố Hà Nội đã phê duyệt và thu hồi đất được 671ha trong tổng số 798ha (đạt hơn 84%). Các địa phương Hưng Yên, Bắc Ninh cũng đã phê duyệt và thu hồi đất đạt lần lượt là 70,40% và 805 kế hoạch.

Đảng bộ, chính quyền và nhân dân 3 tỉnh thành Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên đã hiện thực hóa quyết tâm thực hiện dự án trọng điểm quốc gia Vành đai 4 thành các điều kiện cần thiết để thực hiện dự án.

Có thể nói, chưa dự án nào có được sự đồng thuận, ủng hộ của người dân như đường Vành đai 4-Vùng thủ đô. Sự ủng hộ của người dân được thể hiện rất cụ thể, đó là sự tự giác, tự nguyện chủ động bàn giao đất cho thành phố. Ngay cả khi phần đất đó liên quan đến phần mộ của người thân, của dòng họ.

Phát biểu chỉ đạo và phát lệnh khởi công dự án đường Vành đai 4 - Vùng thủ đô, Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ sự ấn tượng và biểu dương quá trình chuẩn bị đầu tư và kết quả giải phóng mặt bằng trong thời gian rất ngắn của Hà Nội và Bắc Ninh, Hưng Yên. Tuy nhiên, ông đánh giá "đây mới chỉ là thành công bước đầu".

Theo người đứng đầu Chính phủ, công việc tiếp theo rất là lớn. Thủ tướng đề nghị các đơn vị liên quan, nhân dân tiếp tục bám sát tiến độ, phân cấp phân quyền, rà soát lại các công việc để bố trí thời gian, nguồn lực để tiếp tục đẩy nhanh tiến độ, mục tiêu mà Quốc hội đã đề ra.

Đồng thời tiếp tục hoàn thiện công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư theo nguyên tắc người dân đến nơi ở mới điều kiện sống ít nhất bằng hoặc cao hơn nơi ở cũ.

Xem thêm
Chính phủ sẽ nghiên cứu làm đường sắt tốc độ cao đến Cần Thơ, Cà Mau

Tuyến đường sắt tốc độ cao không chỉ dừng lại ở TP Hồ Chí Minh, Chính phủ và các cơ quan đang nghiên cứu kéo dài về Cần Thơ và đến tận Cà Mau.

Thủy lợi nội đồng cho vùng ngọt - nhiệm vụ cấp thiết

Cà Mau Giữ vùng ngọt, điều tiết nước hợp lý, đầu tư đồng bộ hệ thống thủy lợi để đáp ứng sản xuất là nhiệm vụ quan trọng với tỉnh Cà Mau.

Khánh Hòa điều tiết nhiều hồ chứa để đón lũ

Công ty TNHH MTV Khai thác công trình Thủy lợi Khánh Hòa đã phát đi thông báo về việc điều tiết nước 3 hồ chứa và điều chỉnh lưu lượng điều tiết 2 hồ chứa.