Chế phẩm vi sinh Bio Lacto EM với khả năng ức chế sự phát triển của rong meo (tảo độc), giảm chi phí đầu tư phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, năng suất lúa vụ thu đông từ 600 - 700kg/công, tăng lên 850 - 900kg/công.
Bio Lacto EM: Phân rã nhanh rong meo, lúa khỏe, nông dân giảm chi phí
Đây là cánh đồng quy mô 5ha của ông Nguyễn Văn Cường ở xã Đông Bình, huyện Thới Lai, TP Cần Thơ.
Chỉ 9 ngày sau sạ, ruộng lúa bắt đầu xuất hiện những mảng rong lớn, dai, xanh đậm phủ kín thân và lá lúa. Dẫn đến cây không thể thực hiện chức năng quang hợp, lá lúa cháy xém, rễ kém phát triển, không hình thành được rễ tơ, khả năng sinh trưởng kém dần, mật độ càng lúc càng dày, lan rộng ra trên 60% diện tích.
Phỏng vấn: Ông NGUYỄN VĂN CƯỜNG – Xã Đông Bình, huyện Thới Lai, TP Cần Thơ:“Nói về rong meo phát sinh”
Theo các chuyên gia, rong meo (hay còn gọi là tảo độc) là một trong những sinh vật gây hại đến sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa ở ĐBSCL.
Ở những cánh đồng canh tác liên tục 3 vụ hoặc những đồng sạ lấp vụ, đất đai không có thời gian nghỉ, sẽ xuất hiện rong meo nhiều. Làm hạn chế khả năng đẻ nhánh và tranh chấp chất dinh dưỡng với cây. Bà con nông dân phải tốn công cấy dặm lại và phân bón để thúc cho cây phát triển, làm tăng thêm chi phí đầu vào.
Phỏng vấn: Ông NGUYỄN VĂN CƯỜNG – Xã Đông Bình, huyện Thới Lai, TP Cần Thơ:
Được sự giới thiệu của một cán bộ khuyến nông xã, ông Cường thử nghiệm dùng chế phẩm vi sinh Bio Lacto EM với mong muốn xử lý rong meo. Sau thời gian ứng dụng vào ruộng lúa, các rong rêu và tảo rây hại đã hoàn toàn bị tiêu diệt. Ngoài ra, vi sinh còn giúp cây phát triển tốt, ít dịch bệnh và giúp hạn chế sử được phân bón và thuốc hóa học. Để hiểu rõ hơn về công dụng của chế phẩm vi sinh Bio Lacto, ông Nguyễn Văn Cường sẽ chia sẽ kinh nghiệm của mình về cách xử lí và sử dụng vi sinh.
Phỏng vấn Ông NGUYỄN VĂN CƯỜNG – Xã Đông Bình, huyện Thới Lai, TP Cần Thơ: “Hướng dẫn cách thức pha chế phẩm vi si Bio Lacto EM”
Mới đây, cánh đồng của ông Cường hoàn thành thu hoạch, cho kết quả khả quan. Khi lượng phân bón giảm khoảng 40% và 30% thuốc bảo vệ thực vật. Đặc biệt, nếu như những năm trước, năng suất vụ thu đông trên cánh đồng này chỉ khoảng 600 – 700kg/công, nay tăng lên 850 – 900kg/công.
Phỏng vấn Ông THÁI PHƯỚC TÙNG – Xã Đông Bình, huyện Thới Lai, TP Cần Thơ: “”
Phỏng vấn Ông NGUYỄN VĂN CƯỜNG – Xã Đông Bình, huyện Thới Lai, TP Cần Thơ: “Đánh giá kết quả thu hoạch”
Bio Lacto EM được biết đến là chế phẩm vi sinh phân giải Xenlulo, có khả năng cải tạo môi trường đất hiệu quả. Sản phẩm được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực trồng trọt và nuôi trồng thủy sản. Thời gian qua sản phẩm đã chứng minh được hiệu quả trong việc xử lý nhanh gốc rạ thành phân bón hữu cơ ở vùng canh tác tôm lúa hay thâm canh lúa 3 vụ, điều trị bệnh trên cây sen, quýt hồng, sầu riêng.