Những năm gần đây, sông Hồng ngày càng biến đổi với những dấu hiệu bất thường theo chiều hướng tiêu cực và dễ nhận thấy nhất đó là hiện tượng cạn nước.
Cạn kiệt nguồn nước: Dấu hiệu bất thường cho vùng đồng bằng sông Hồng
Những năm gần đây, sông Hồng ngày càng biến đổi với những dấu hiệu bất thường theo chiều hướng tiêu cực và dễ nhận thấy nhất đó là hiện tượng cạn nước.
Trong những năm gần đây, sông Hồng ngày càng biến đổi với những dấu hiệu bất thường theo chiều hướng tiêu cực, thứ mà dễ nhận thấy nhất đó là hiện tượng cạn nước đã và đang xảy ra dù vào thời điểm tháng 8 - vốn là cao điểm mùa lũ trong năm.
Đây là những hình ảnh ghi nhận tại sông Hồng đoạn chảy qua cầu Văn Lang, thành phố Việt Trì vào thời điểm đầu tháng 8. Nước sông cạn để lộ ra những tảng đá ngầm khiến lòng sông như một ma trận bẫy các tàu thuyền. Để di chuyển an toàn, thuyền bè qua đây đều phải rất cẩn thận nếu không muốn gặp nạn hay mắc cạn.
Anh TRẦN BÁ TUÂN Lái đò tại bến đò Thuý Lĩnh, quận Hoàng Mai, Hà Nội
Mức nước thì kiệt hơn so với những năm ngày xưa, ngày xưa tàu bè đi lại thoải mái nhưng giờ cứ đến mùa ra tết thường hay bị cạn. Tàu bè đi lại như chỗ cầu Chương Dương là hay bị cạn. Như so với ngày xưa mực nước lên từ đây lên khoảng 5-6 mét đứng nữa, nhưng bây giờ không có nước nữa, không lên được.
Lòng dẫn ở hạ du sông Hồng ngày càng hạ thấp đã gây ra những hệ lụy nghiêm trọng, trước hết là về việc cấp nước cho sản xuất nông nghiệp khi hàng loạt các công trình thủy lợi ven sông không còn lấy được nước. Dù mới hoàn thành và đưa vào sử dụng khoảng 6 năm nay, nhưng đến nay trạm bơm Đan Hoài cũng chỉ đang hoạt động cầm chừng.
Ông NGUYỄN HẢI TRƯỜNG Giám đốc xí nghiệp Thuỷ lợi Đan Hoài
Mực nước sông Hồng xuống theo quan trắc của chúng tôi thì mực nước xuống đặc biệt như năm nay, năm ngoái mực nước trung bình cả năm là 1,2; còn năm nay đến hiện tại như tháng 8 thì mực nước là 1,1 là mực nước trung bình. Với mực nước như thế này thì khả năng 1-2 năm nữa trạm bơm này không còn tác dụng nữa.
Còn tại trạm bơm đầu mối Trung Hà, ở huyện Ba Vì, Hà Nội, nhiều năm nay cũng chẳng thể lấy được nước sông Hồng để bơm. Điều này khiến công tác phục vụ tưới tiêu, sản xuất nông nghiệp cho bà con bị tê liệt hoàn toàn.
Ông NGÔ THANH MINH Công ty TNHH MTV thuỷ lợi sông Tích
Sang vụ xuân 2023 thì trạm bơm Trung Hà không hoạt động được, toàn bộ nước hệ trung hà đều do hồ suối 2 đảm nhiệm. Đến nay vụ mùa 2023 là không có mưa, hồ hiện kiệt nước, dưới mực nước chết khoảng 80 cm. Tổng từ đầu năm đén giờ khoảng 500 mm nhưng giai đoạn mưa nhiều nhất là tháng 6 là sau khi bà con đã thu hoạch vụ xuân, mưa cục bộ chứ không mưa toàn vùng cho nên lượng nước về hồ suối 2 chỉ được 20 mm, không đủ để cấp nước cho cả vụ mùa.
Trước những khó khăn về nguồn nước phục vụ canh tác nông nghiệp, Cục Thủy lợi đang phối hợp cùng Viện Quy hoạch Thủy lợi nghiên cứu và lập quy hoạch thuỷ lợi lưu vực sông Hồng – Thái Bình thời kỳ 2022-2030, tầm nhìn đến 2050. Theo đó, quy hoạch sẽ đề xuất các giải pháp phát triển thủy lợi nhằm khai thác, sử dụng tổng hợp và phát triển bền vững nguồn nước lưu vực sông Hồng - Thái Bình, có xét đến tác động của biến đổi khí hậu - nước biển dâng, phát triển thượng nguồn, phục vụ đa mục tiêu; tiêu, thoát nước cho nông nghiệp, đô thị, khu công nghiệp; phòng chống lũ và giảm nhẹ thiên tai cho lưu vực sông; cải tạo môi trường nước đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, góp phần bảo đảm an ninh nguồn nước của lưu vực đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050.
Ông ĐÀO NGỌC TUẤN
Phó Viện trưởng Viện Quy hoạch Thủy lợi
Chúng tôi sẽ nghiên cứu các vị trị xây dựng dập dâng trên sông hồng cũng như sông đuống để tạo ra hệ thống dâng cao mực nước nhằm hỗ trợ lấy nước cho thuận lợi. Sông hồng thì chúng tôi đang nghiên cứu xây dựng sau cống Xuân Quan và trên sông Đuống là phía sau cống Long Tửu. Mục tiêu là dâng nước lên cho hệ thống phía trên này, là vùng vừa ảnh hưởng triều vừa ảnh hưởng nước thuỷ điện, làm sao vừa hỗ trợ các công trình thuỷ điện xả nước ít nhất và các công trình phục vụ tưới có thể lấy được. Hi vọng với lưu lượng và vận tốc dòng chảy chậm thì dần dần có thể khôi phục lòng dẫn sông hồng ở phía trên.
Khi đáy sông bị tụt xuống sẽ dẫn đến mực nước cũng bị hạ thấp nghiêm trọng. Điều này sẽ dẫn tới hàng loạt hệ lụy như: xói lở ven bờ; thiếu nước sản xuất và sinh hoạt; ảnh hưởng đến an ninh lương thực; gia tăng xâm nhập mặn ven bờ; ô nhiễm môi trường dòng sông và có thể khiến giao thông thủy tê liệt. Tình trạng cạn nước và biến đổi lòng dẫn sông Hồng có thể có nhiều nguyên nhân, cũng không loại trừ ảnh hưởng tiêu cực của quá trình biến đổi khí hậu. Nhưng 2 nguyên nhân chính khiến đáy sông bị hạ thấp được phía Viện Quy hoạch Thủy lợi chỉ ra đó là các hồ chứa thượng nguồn giữ lại phù sa và việc khai thác cát ồ ạt với quy mô lớn, quá mức vẫn diễn ra trên sông.