Nguời dân vùng ĐBSCL đang ồ ạt chuyển đổi sang trồng cây sầu riêng vì có giá trị kinh tế cao, tuy nhiên việc ồ ạt trồng dễ dẫn đến tình trạng cung vượt cầu. Tăng diện tích, thiếu kiểm soát, theo phong trào, không theo định hướng, khuyến cáo của các cơ quan quản lý, cơ quan chuyên môn sẽ dẫn đến hậu quả khó lường.
Người dân cần tính toán kỹ khi chuyển đổi cây trồng
Nguời dân vùng ĐBSCL đang ồ ạt chuyển đổi sang trồng cây sầu riêng đang có giá trị kinh tế cao, tuy nhiên việc ồ ạt trồng dễ dẫn đến tình trạng cung vượt cầu. Tăng diện tích, thiếu kiểm soát, theo phong trào, không theo định hướng, khuyến cáo của các cơ quan quản lý, cơ quan chuyên môn sẽ dẫn đến hậu quả khó lường.
Khoảng 2 đến 3 năm gần đây nhiều nông dân các tỉnh ĐBSCL đã chuyển đổi sang trồng cây sầu riêng vì lợi nhuận hấp dẫn. Việc bỏ cây chủ lực để trồng sầu riêng khiến nhiều địa phương lo lắng, chỉ dừng lại là vận động để người dân tính toán thật kỹ trước khi chuyển đổi cây trồng.
Ông TRẦN VĂN BẢY - Xã Nhơn Ái, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ: ( Mình trồng mít 2 năm rồi, lúc trước trồng nó thì mình trồng nhãn idor thấy nhãn tưới phân tưới đồ hư bờ, thôi thì bỏ hết trồng sầu riêng)
Ông NGUYỄN QUỐC KHÁNH - Chủ tịch UBND xã Nhơn Ái, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ: ( Lo sau nầy một số cây cũng gọi là chủ lực của địa phương như dâu Hạ Châu, vú sữa.. bây giờ người dân mình lại đốn để trồng lại sầu riêng lo tới đây khi ào ạt trồng nhiều như thế sẽ là giá thành sẽ bị ảnh hưởng chúng tôi rất băn khoăn)
Theo các chuyên gia, việc trồng quá nhiều sẽ dẫn đến thừa sản lượng, rớt giá và thậm chí “giải cứu” trong thời gian tới là khó tránh khỏi do thời gian chuyển đổi tương đối dài, giao động từ 4-5 năm mới cho trái. Ngoài ra, trồng sầu riêng đòi hỏi kỷ thuật canh tác và chi phí đầu tư cao, nếu canh tác không hiệu quả rủi ro thua lỗ là rất lớn, vì vậy người dân cần thận trọng khi chọn cây sầu riêng để canh tác trong thời gian tới.
Ông TRẦN HỮU HIỆP - Chuyên gia kinh tế vùng ĐBSCL:( Nó không phải là cái sai nhưng mà nó phải được tính toán trong bài toán cung cầu làm sao đảm bảo sản phẩm nầy làm ra có địa chỉ tiêu thụ đó là những cái mà cần được tính toán tránh vết xe đổ tránh điệp khúc buồn nó đã lập đi lập lại đối với các mặt hàng nông nông sản nói chung và trái sầu riêng đã tững xảy ra cái việc là phải mang ra đường phố bán với giá rất bèo).
Theo Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) việc tăng diện tích một cách ồ ạt, thiếu kiểm soát, theo phong trào, không theo định hướng, khuyến cáo của các cơ quan quản lý, cơ quan chuyên môn sẽ dẫn đến hậu quả khó lường. Đó là cung vượt quá cầu, dư thừa, dội chợ và nghiêm trọng hơn là tại các vùng không phù hợp như vùng nhiễm mặn, nhiễm phèn, vùng không chủ động được tưới, tiêu sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất và chất lượng sầu riên của Việt Nam.