Hợp tác công tư ASEAN - Nhật Bản về các chính sách và công nghệ đổi mới sáng tạo trong phòng chống thiên tai được nhiều quốc gia trong khu vực quan tâm và đánh giá cao.
Theo nhận định của đại diện Vụ Quản lý thiên tai, Văn phòng Nội các Chính phủ Nhật Bản, các quốc gia trên thế giới nói chung và khu vực ASEAN nói riêng đang đang phải chứng kiến thời điểm mà các hiểm họa thiên nhiên ngày càng gia tăng và thường xuyên hơn do tác động của biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, nền kinh tế toàn cầu cũng rất dễ bị tổn thương bởi thảm họa và sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng của các nền kinh tế.
Ông TAKEO MURAKAMI
Vụ Quản lý thiên tai, Văn phòng Nội các Chính phủ Nhật Bản
Đây là thời điểm mà nhu cầu tham gia của các bên liên quan phi chính phủ chưa bao giờ lớn đến như thế. Và đã đến lúc hợp tác để đương đầu với thảm họa. Trong bối cảnh như vậy, các quốc gia thành viên ASEAN đã xác định được tầm quan trọng của việc thu hút các đối tác tham gia vào việc quản lý rủi ro thiên tai và các bạn đã và đang xây dựng khu vực ASEAN kiên cường, đoàn kết. Kết quả đó đã được đánh giá qua các chương trình do Nhật Bản tài trợ.
Theo dữ liệu thống kê và nghiên cứu của các nhà khoa học Nhật Bản, trung bình khoảng 50 năm thì Nhật Bản lại phải hứng chịu một thiên tai ở mức độ thảm họa. Và trong nỗ lực làm giảm nhẹ rủi ro thiên tai và khắc phục nhanh thiệt hại sau thiên tai, Nhật Bản đã không ngừng đổi mới công nghệ, đặc biệt là các công nghệ về viễn thám, giám sát, cảnh báo, dự báo,máy móc…
Với những thành tựu nổi bật trong lĩnh vực phòng chống thiên tai, Nhật Bản luôn tăng cường hợp tác, hỗ trợ, chia sẻ kiến thức với các nước trong khối ASEAN cũng như các quốc gia trên thế giới. Và một trong những quốc gia ASEAN hợp tác thành công nhất với Nhật Bản phải kể đến Việt Nam.
Ông PHẠM ĐỨC LUẬN
Cục trưởng Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai
Trên thực tế, mối quan hệ hợp tác Việt Nam – Nhật Bản trong lĩnh vực phòng chống thiên tai đã có từ rất lâu, không chỉ là việc chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, ý tưởng, thăm hỏi ngoại giao mà bao gồm cả những hoạt động trao đổi kỹ thuật. Điển hình cho các hoạt động này là hội thảo thường niên giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam và Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng, Giao thông và Du lịch (MLIT) Nhật Bản trong 10 năm qua để cùng nhau chia sẻ và trao đổi quan điểm về các biện pháp công nghệ, ứng dụng phù hợp với điều kiện tại Việt Nam như các biện pháp ứng phó với lũ quét, sạt lở đất, kiểm soát lũ và hành động ứng phó sớm trước khi thiên tai xảy ra….
Đến nay, nhiều dự án do JICA hỗ trợ đã thu được những kết quả hết sức tích cực, như Dự án Vận hành hồ chứa trong tình huống khẩn cấp và quản lý lũ hiệu quả bằng hệ thống thông tin quản lý thiên tai toàn diện và Dự án Nâng cao năng lực giảm thiểu rủi ro lũ quét và sạt lở đất khu vực miền núi phía Bắc... Có thể nói, Việt Nam cũng như các nước trong khu vực ASEAN đều đánh giá cao sự hợp tác của Nhật Bản và mong muốn thể mở rộng sang những lĩnh vực khác trong tương lai thông qua hợp tác với khu vực công - tư của Nhật Bản.