Vườn Quốc gia Phú Quốc, với hệ sinh thái đa dạng, nơi đây không chỉ có ý nghĩa về môi trường mà còn đóng vai trò quan trọng trong phát triển du lịch bền vững.
Bảo tồn hệ sinh thái Vườn Quốc gia Phú Quốc
Vườn quốc gia Phú Quốc không chỉ là di sản thiên nhiên cấp tỉnh mà còn là di sản thiên nhiên được quốc tế công nhận là một phần của Khu dự trữ sinh quyển thế giới tại Kiên Giang, được UNESCO công nhận vào năm 2006. Với hệ sinh thái đa dạng, nơi đây không chỉ có ý nghĩa về môi trường mà còn đóng vai trò quan trọng trong phát triển và bảo tồn sinh học bền vững.
Ông NGUYỄN VĂN TIỆP - Giám đốc Vườn Quốc gia Phú Quốc: “Công tác bảo tồn sinh học của Vườn Quốc gia thời gian qua đạt đuộc nhiều kết quả. Hiện nay hệ sinh thái gần như còn nguyên vẹn nên đa dạng sinh học của Vườn luôn luôn được bảo vệ và phát triển bền vũng…”
Theo thống kê, Với tổng diện tích trên 36.000 hécta, Vườn quốc gia Phú Quốc có hơn 1.000 loài thực vật và 208 loài động vật. Bên cạnh công tác bảo tồn, việc nâng cao nhận thức và duy trì hệ sinh thái quý giá của vườn rất được chú trọng nhằm đảm bảo phát triển du lịch sinh thái trong thời gian tới.
Ông NGUYỄN THANH PHONG - Phó Giám đốc Trung tâm Du lịch sinh thái và Cứu hộ sinh vật, Vườn Quốc gia Phú Quốc: “Thực hiện công tác tuần tra, quản lý chặt chẻ để hạn chế trường hợp người dân chạt phá rừng, giữ được nét đẹp hoang sơ để sau này phục vụ công tác phát triển du lịch sinh thái…”
Những năm qua, Ban Quản lý Vườn Quốc gia Phú Quốc đã thực hiện tốt công tác bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, những kết quả đạt được góp phần nâng cao chất lượng và độ che phủ của rừng; bảo vệ môi trường sinh thái, tăng cường vai trò chức năng phòng hộ đầu nguồn, bảo vệ nguồn nước giúp đảm bảo đời sống của người dân, đồng thời góp phần bảo tồn, gìn giữ các loài cây bản địa quý hiếm, các hệ sinh thái và sinh cảnh đặc trưng.
Với sự chung tay của chính quyền và người dân địa phương , Vườn quốc gia Phú Quốc sẽ tiếp tục là viên ngọc xanh của biển đảo Việt Nam, đóng góp tích cực vào bảo vệ môi trường toàn cầu.