PHÓNG SỰ HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ Chủ đề: “Liên kết chuỗi giá trị lúa gạo góp phần thực hiện Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao” |
STT | Nội dung | Hình ảnh | Ghi chú |
| Phần 1: Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển ngành hàng lúa gạo Việt Nam và Hậu Giang |
| Lúa gạo là ngành sản xuất quan trọng của Việt Nam, tạo ra sinh kế cho hàng chục triệu nông dân. Sau năm 1986, lúa gạo trở thành ngành kinh tế hàng đầu trong lĩnh vực nông nghiệp. Nhờ hoạt động vận chuyển gạo xuất khẩu diễn ra sôi động, kênh xáng Xà No (nay thuộc địa phận tỉnh Hậu Giang) - nối sông Hậu với biển Tây, đã trở thành con đường lúa gạo nổi tiếng suốt hơn 100 năm qua. Trải qua hơn 30 năm xuất khẩu gạo, gạo Việt Nam hiện có mặt trên 150 nước, vùng lãnh thổ. Sản xuất lúa gạo trong nước cũng đạt được nhiều thành tựu lớn, góp phần quan trọng bảo đảm an ninh lương thực quốc gia. Đây là cơ hội, động lực để ngành nông nghiệp đẩy mạnh tái cơ cấu sản xuất lúa gạo, theo hướng ổn định diện tích, tăng chất lượng, nâng cao giá trị hạt gạo, giảm chi phí và phát triển bền vững. | | |
| Lên tựa phim: Hành trình “chuyển đổi xanh” của lúa gạo Hậu Giang” |
| Phần 2: Chặng đường chuyển đổi xanh ngành hàng lúa gạo Hậu Giang |
| Hậu Giang được xem là đô thị hạt nhân của vùng ĐBSCL. Từ trung tâm TP Vị Thanh đến TP Hồ Chí Minh khoảng 240 km; phía Bắc giáp TP Cần Thơ; phía Nam giáp tỉnh Sóc Trăng; phía Đông giáp sông Hậu và tỉnh Vĩnh Long; phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang và Bạc Liêu. Với điều kiện giao thông thủy, bộ thuận lợi, tạo thành địa thế quan trọng giúp Hậu Giang phát triển và thương mại hàng hóa trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là mặt hàng lúa gạo. | | Vị trí địa lý |
| Hậu Giang hiện có diện tích đất sản xuất nông nghiệp trên 140.000ha. Trong đó, diện tích trồng lúa khoảng 77.000ha, diện tích gieo trồng hàng năm là 210.000ha (3 vụ), cho sản lượng: 1,2 triệu tấn/năm. | | Điều kiện sản xuất nông nghiệp |
| Khoảng những năm 70 của thế kỷ trước, trồng lúa mùa một vụ phát triển mạnh ở tỉnh Hậu Giang. Bà con nông dân chủ yếu sử dụng các giống bản địa để gieo trồng. Giai đoạn này hình thức gieo sạ chủ yếu là sử dụng sức kéo của gia súc để cày đất, rồi sau đó gieo mạ hoặc cấy lúa hai lần. Với phương pháp này bà con hầu như không sử dụng phân bón, thuốc BVTV. Khi thu hoạch năng suất lúa trung bình đạt khoảng 2 tấn/ha. | | Hành trình chuyển đổi sản xuất lúa gạo |
| Từ năm 1986 – 1988, nhất là sau cuộc cải cách nông nghiệp, với sự đầu tư hệ thống thủy lợi, kênh rạch, điều khiển nước, chủ động tưới tiêu đồng ruộng, cơ giới hóa được phát triển mạnh mẽ. Nhất là cuộc cách mạng khoa học trong nông nghiệp thành công, nhiều giống lúa ngắn ngày, năng suất cao được đưa vào sản xuất. Lúa mùa được thay thế thành lúa 2 vụ và nhanh chóng được mở rộng. Các giống lúa cao sản ngắn ngày được áp dụng rộng khắp. Từ đây, lịch mùa vụ cũng được quản lý tốt hơn. Trong sản xuất của bà con nông dân đã hình thành những hệ thống canh tác tương đối phức tạp như: 3 vụ lúa/năm, mô hình đa canh cây trồng cạn, 2 lúa - 1 màu, 2 lúa - 1 thủy sản... Các hệ thống này ngày càng phát triển và góp phần gia tăng đáng kể thu nhập của nông dân. | | |
| Đứng trước thách thức của biến đối khí hậu, việc canh tác lúa 3 vụ liên tục nhiều năm, khiến đất đai trở nên bạc màu, sâu bệnh phát sinh và gây hại nhiều. Năng suất lúa “chạm đỉnh” không còn khả năng tăng cao hơn nữa, thậm chí có phần sụt giảm. Đòi hỏi ngành nông nghiệp tỉnh Hậu Giang phải thực hiện công cuộc chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp. | | |
10 | Ông NGÔ MINH LONG – Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Hậu Giang: “Chia sẻ về định hướng phát triển ngành hàng lúa gạo tỉnh Hậu Giang. Kêu gọi sự đồng hành tham gia của nông dân, doanh nghiệp” | Phóng vấn | |
11 | Ngày 12/12/2023, tại tỉnh Hậu Giang, Bộ NN-PTNT đã chính thức phát động thực hiện Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030. Với mục tiêu gia tăng giá trị, phát triển bền vững ngành lúa gạo, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, thu nhập và đời sống của người trồng lúa, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính, góp phần thực hiện các cam kết của Việt Nam với quốc tế. Và Hậu Giang được lựa chọn là địa phương khởi đầu cho chiến lược mới, quan trọng của ngành nông nghiệp Việt Nam. | | |
12 | Bộ trưởng Bộ NN-PTNT LÊ MINH HOAN: “Chia sẻ về định hướng của ngành nông nghiệp đối với ngành hàng lúa gạo” | Phỏng vấn | |
13 | Ngay sau lễ phát động, với sự đồng tình ủng hộ và tham gia đồng hành của bà con nông dân, HTX và doanh nghiệp. Sở NN-PTNT tỉnh Hậu Giang liên tiếp tổ chức các chương trình, kế hoạch, mô hình canh tác lúa thông minh, giảm phát thải khí nhà kính trải đều khắp các địa phương. | | |
14 | Hậu Giang đã lựa chọn 6 vùng trồng lúa trọng điểm của tỉnh là TP Vị Thanh, TX Long Mỹ, huyện Vị Thủy, Châu Thành A, Long Mỹ và Phụng Hiệp để tập trung củng cố các diện tích đã được đầu tư từ Dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững (VnSAT). Xây dựng các mô hình thí điểm sản xuất lúa phát thải thấp đạt tín chỉ các bon cho những vùng lúa đạt chuẩn. Lựa chọn được 52 HTX đủ điều kiện tham gia sản xuất theo Đề án. Khuyến khích các doanh nghiệp tham gia Đề án ký kết hợp đồng liên kết với các HTX, hộ sản xuất để cung cấp đầu vào chất lượng, hỗ trợ kỹ thuật, bao tiêu sản phẩm đầu ra cho hộ trồng lúa. Phấn đấu đạt 28.000ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp đến năm 2025. | | |
15 | Ông PHAN VĂN LÂM – Xã viên HTX Vị Thủy 1, xã Vị Thủy, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang: “Chia sẻ về tầm quan trọng của việc trồng lúa giảm phát thải” | Phỏng vấn | |
16 | Mô hình canh tác lúa thông minh do Sở NN-PTNT tỉnh Hậu Giang phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và 4 doanh nghiệp đồng hành, gồm: Công ty TNHH Lúa Gạo Việt Nam – VinaRice, Công ty CP Phân bón Bình Điền, Công ty TNHH TMDV Sài Gòn Kim Hồng và Công ty TNHH Bayer Việt Nam. Theo đó, Công ty TNHH Lúa Gạo Việt Nam cung cấp lúa giống RVT cấp xác nhận phục vục gieo sạ. Qua kết quả thu hoạch mẫu, mô hình canh tác lúa thông minh vụ đông xuân 2023 – 2024 năng suất gần 10 tấn/ha. Với giá hợp đồng thu mua tại ruộng là 8.800 đồng/kg, doanh thu đạt hơn 98,5 triệu đồng/ha, trừ chi phí mang lại lợi nhuận cho nhà nông trên 70 triệu đồng/ha. Đây là mức năng suất, cũng như lợi nhuận đạt cao nhất từ trước đến nay đối với sản xuất lúa. | Mô hình canh tác lúa thông minh | |
17 | Ông PHAN VĂN TÂM – Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền: “Chia sẻ về sự đồng hành của doanh nghiệp đối với sản xuất lúa giảm phát thải” | Phỏng vấn | |
18 | Bà ĐÀO THỊ NHƯ HÈ – Giám đốc Công ty TNHH TM-DV Sài Gòn Kim Hồng: “” | Phỏng vấn | |
19 | Mô hình canh tác lúa theo quy trình khép kín Ecocycle “Lúa sạch hơn, xanh hơn, tăng năng suất, kết hợp đo lường lượng giảm phát thải khí nhà kính” do Công ty Cổ phần Net Zero Carbon kết hợp với Công ty Cổ phần Công nghệ Nano BSB (BSB Nanotech) và Công ty Cổ phần MTK Hữu Thành triển khai thực hiện tại một số HTX ở huyện Vị Thủy và Châu Thành A. Các mô hình được gieo sạ theo quy trình canh tác lúa thông minh, áp dụng kỹ thuật tưới ngập – khô xen kẽ (AWD). Toàn bộ chu trình sinh trưởng của cây lúa được theo dõi và quản lý bởi vệ tinh của Spiro Carbon Group INC. Tổng thể, việc ứng dụng quy trình canh tác Ecocycle đã giúp người dân giảm 30% thuốc bảo vệ thực vật, 15% lượng phân bón hóa học. Lượng lúa giống sử dụng cũng được kéo giảm từ 120kg/ha xuống còn 80kg/ha. | Mô hình “Lúa sạch hơn, xanh hơn, tăng năng suất, kết hợp đo lường lượng giảm phát thải khí nhà kính” | |
20 | Ông TRẦN MINH TIẾN – Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Net Zero Carbon: “Chia sẻ về hiệu quả giảm phát thải của mô hình” | Phỏng vấn | |
21 | Ông NGUYỄN THÀNH HƯỞNG – Quản lý hoạt động ngành nông nghiệp, Công ty Cổ phần Công nghệ BSB Nanotech: “Chia sẻ về cam kết đồng hành của doanh nghiệp cùng ngành nông nghiệp tỉnh Hậu Giang” | Phỏng vấn | |
22 | Các mô hình trên đã chứng minh được hiệu quả trong việc tăng năng suất, giảm chi phí đầu tư mùa vụ và nâng cao lợi nhuận cho nông dân so với phương pháp sản xuất truyền thống bà nông dân đang áp dụng. Hiện nay, diện tích trồng lúa trên tỉnh Hậu Giang trung bình khoảng 80.000 ha/vụ. Các giống lúa gieo sạ chủ yếu là giống ngắn ngày có thời gian sinh trưởng từ 90 đến 100 ngày, năng suất cao. Bà con nông dân rất am hiểu và áp dụng khoa học kỹ thuật mới trong làm đất, chọn giống, bón phân phun thuốc, sử dụng cơ giới hóa trong khâu thu hoạch. Ðể tăng sức cạnh tranh trên thị trường trong giai đoạn hội nhập, tỉnh Hậu Giang tăng cường hướng dẫn nông dân quy trình sản xuất, sử dụng cơ giới hóa trong thu hoạch, hướng dẫn cách bảo quản tốt để tạo ra sản phẩm an toàn, chất lượng và tiến tới xây dựng thương hiệu. | | |
23 | Quy hoạch tỉnh Hậu Giang thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào ngày 8/12/2023, tỉnh Hậu Giang xác định rõ: Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, quy mô lớn, theo chuỗi giá trị gắn với chế biến và xây dựng thương hiệu sản phẩm. Tương lai, hình thành vùng lúa chất lượng cao, giảm phát thải quy mô 46.000ha. | | |
24 | Ông ĐỒNG VĂN THANH – Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang (Hoặc ông Trương Cảnh Tuyên – Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Hậu Giang): “Chia sẻ về định hướng phát triển ngành hàng lúa gạo của tỉnh. Lời kêu gọi sự tham gia của các bên, thúc đẩy tăng trưởng xanh, giảm phát thải”. | Phỏng vấn | Kết phim |