Toàn huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) có trên 2.800ha lúa - tôm thích ứng biến đổi khí hậu và ngành nông nghiệp huyện đã phát triển nhiều giải pháp mang lại giá trị kinh tế cao, tạo thu nhập ổn định cho bà con.
Cà Mau: Phát triển mô hình lúa - tôm thích ứng với biến đổi khí hậu
Đây là mô hình lúa - tôm của ông Thái Quốc Việt ở xã Phong Lạc, huyện Trần Văn thời, tỉnh Cà mau, với diện tích khoảng 1 ha ông trồng giống lúa cao sản là ST24 và loại tôm ông thả nuôi là giống tôm sú, sau khi thu hoạch lúa đạt khoảng 4,5 tấn ha, lợi nhuận gần 40 triệu đồng/ha, còn tôm thì lợi nhuận gần 200 triệu đồng/ha. Theo ông Việt, từ năm 2021 sau khi nhận thấy trồng lúa chuyên canh không đạt lợi nhuận nên khi được ngành chức năng địa phương khuyên cáo ông đã chuyển sang canh tác mô hình lúa – tôm đã đem lại hiệu quả rất cao.
Phát biểu Ông THÁI QUỐC VIỆT – Xã Phong Lạc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau:
Phát biểu Ông LÊ HOÀNG LÂN – Cán bộ Khuyên nông xã Phong Lạc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau.
Theo phòng NN-PTNT huyện Trần Văn thời, hiện nay diện tích lúa tôm toàn huyện là trên 2.800 ha, thời gian qua, ngành nông nghiệp huyện đã phát triển nhiều giải pháp, mô hình nuôi tôm thích ứng với biến đổi khí hậu. Trong đó, mô hình lúa - tôm, được xem là những mô hình thích ứng hiệu quả với biến đổi khí hậu, mang lại giá trị kinh tế cao và thu nhập ổn định cho người nuôi.
Phát biểu Ông TRƯƠNG VĂN ĐÚNG – Chuyên viên phòng NN-PTNT huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau
Trước những tác động bất lợi từ thiên nhiên, để ổn định và phát triển bền vững về lâu dài, không còn cách nào khác, nông dân Cà Mau phải chủ động thích ứng, chuyển đổi sản xuất theo hướng thuận tự nhiên với những mô hình canh tác phù hợp. Mô hình lúa - tôm, không chỉ giúp môi trường trong lành, ứng phó thiên tai mà ở đó có sự phát triển kinh tế ổn định nhờ thu nhập từ con tôm, cây lúa và nhiều loài thủy sản dưới cây lúa.