Liên kết hợp tác: Nuôi cá lồng trên sông không còn lo đầu ra
Thứ Năm 27/03/2025 , 10:57 (GMT+7)
Nghề nuôi cá lồng tại Bắc Ninh đang đứng trước những thách thức không nhỏ, nhưng với sự đồng hành từ chính quyền, sự chủ động liên kết hợp tác của người dân, con đường phát triển bền vững đã dần mở ra.
Liên kết hợp tác – chìa khóa phát triển bền vững nghề nuôi cá lồng
Bắc Ninh có hệ thống sông ngòi phong phú như sông Cầu, Sông Đuống, Sông Thái Bình..., tạo điều kiện thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản. Theo Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản Bắc Ninh, hiện toàn tỉnh có 157 hộ nuôi cá lồng với 2.731 lồng, tập trung tại các huyện Lương Tài, Tiên Du, Quế Võ, Thuận Thành, Gia Bình…
Trại cá lồng Kinh Bắc, do ông Nguyễn Quang Thái quản lý, Hiện có 100 lồng nuôi, đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nuôi cá lồng tại khu vực. Sản lượng hàng năm của trại cá này đạt từ 550 - 570 tấn, nhưng chủ yếu cung cấp ra thị trường qua hệ thống thương lái nên ông Thái gặp không ít áp lực khi phải cạnh tranh về giá cả mỗi lần xuất bán.
Phỏng vấn Ông Nguyễn Quang Thái - Quản lý trại cá lồng Kinh Bắc:
“mỗi một loài cá thì cho hiệu quả kinh tế khác nhau, như con cá lăng nếu vào mùa nắng nóng thì trung quốc không về được thì giá bán có thể tốt hơn hay như con cá chép thì vào mùa hè cũng không có người mua”
Hơn nữa, Nuôi cá lồng trên sông là ở môi trường hở, chịu ảnh hưởng lớn từ thiên tai, dòng chảy và cả ô nhiễm nguồn nước. Ảnh hưởng từ dịch bệnh, áp lực về chi phí đầu tư ngày càng cao khiến không ít người nuôi nản lòng. Nhiều hộ nuôi không đủ điều kiện thế chấp để vay vốn đầu tư, mở rộng quy mô.
Phỏng vấn ông Nguyễn Thành Trung - Phó Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản Bắc Ninh:
"“về hỗ trợ về vốn thì liên quan đến rất nhiều quy định khác của nhà nước cũng như ngân hàng thì cần có tài sản thế chấp thì tỉnh cũng hướng đến hỗ trợ lãi suất vốn vay ở nghị quyết 09, nhưng hiện tại tỉnh cũng làm sao hỗ trợ kỹ thuật, về công nghệ và thông tin thị trường để làm sao kết nối để các hộ có cơ hội thay đổi cơ cấu đàn cá kết nối tiêu thụ để nâng cao giá trị sản xuất"
Để hỗ trợ người nuôi cá, tỉnh Bắc Ninh đã triển khai nhiều chính sách qua từng giai đoạn như
Hỗ trợ tới 50% kinh phí mua hóa chất xử lý môi trường nước.
Hỗ trợ 50% kinh phí mua con giống thủy đặc sản.
Quan trắc chất lượng nước định kỳ, hướng dẫn kỹ thuật nuôi an toàn.
Tuy nhiên, Chi cục cũng chỉ ra rằng có sông, có cá, có tay nghề – nhưng nếu không có sự liên kết chặt chẽ, người nuôi cá lồng vẫn có thể rơi vào bấp bênh. Hợp tác để phát triển bền vững mới là chìa khóa cho nghề nuôi cá lồng tại Bắc Ninh. Là chủ 1 hợp tác xã với quy mô 86 lồng nuôi, từ khi tham gia liên kết htx ông Nguyễn Xuân Đang hiện không còn phải đau đầu vì đầu ra cho sản phẩm của trang trại mình, đảm bảo thu nhập ổn định cho 10 hộ thành viên.
PV ông Nguyễn Xuân Đang - GĐ HTX Trường Mạnh
‘tham gia htx thì cũng được bổ trợ thêm kiến thức, tập huấn kỹ thuật nuôi cá, phòng bệnh, xử lý môi trường nước. Rồi cũng được hỗ trợ đưa các sản phẩm của mình lên hệ thống, rồi chứng nhận OCOP, đầu ra ổn định hơn’
Sự liên kết giữa hộ nuôi cá và HTX không chỉ giúp người dân yên tâm sản xuất mà còn nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo giá trị kinh tế cao hơn. Nghề nuôi cá lồng tại Bắc Ninh đang đứng trước những thách thức không nhỏ, nhưng với sự đồng hành từ chính quyền, sự chủ động liên kết hợp tác của người dân, con đường phát triển bền vững đã dần mở ra. Có dòng sông, có con giống, có bàn tay chăm sóc nhưng để phát triển vững vàng, sự liên kết vẫn là chìa khóa quan trọng nhất