Đoàn công tác Trung tâm Khuyến nông Quốc Gia về vùng chăn nuôi gia cầm lớn ở huyện Phú Bình chỉ đạo, hướng dẫn phòng chống dịch bệnh sau lũ với tinh thần quyết liệt như phòng chống bão lũ mà Bộ NN-PTNT đề ra.
Ngăn chặn dịch bệnh bùng phát ở vùng chăn nuôi gia cầm huyện Phú Bình
Trang trại của gia đình ông Hữu ở xã Tân Tiến, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. Với hơn 1,5 vạn con gà sắp xuất bán, ước trị giá gần 1 tỷ đồng.
Đợt lũ sau cơn bão Yagi gây mưa to đã khiến trang trại này chìm trong nước lũ. Nhờ sự chủ động trong phòng tránh đã giúp gia đình ông Hữu hạn chế tối đa rủi ro.
Ông BÙI QUANG HỮU - HTX Gà Đồi Tân Tiến, Xã Tân Khánh, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên
Thế nhưng, khi lũ rút cũng là lúc những nguy cơ về dịch bệnh bủa vây. Bởi với chăn nuôi gia cầm trên nền đệm lót ngập lâu ngày trong nguồn nước bị ô nhiễm, khiến mầm bệnh phát sinh.
Đây là một trong những thách thức lớn với người chăn nuôi và địa phương nơi đây vốn lấy kinh tế chăn nuôi làm trọng điểm
Ông NGUYỄN ANH VŨ - Chủ tịch UBND xã Tân Khánh, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên
Theo TTKNQG, Sau lũ luôn là thời điểm nhạy cảm với vật nuôi. Từ nguồn nước, ô nhiễm môi trường chuồng trại, nếu không kịp thời có thể xóa sổ cả đàn vật nuôi. Việc triển khai các giải pháp kỹ thuật xử lý là yêu cầu cần triển khai nhanh chóng kịp thời lúc này.
Ông LÊ QUỐC THANH - Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia
TTKNQG cũng khuyến cáo, người dân cần: Liên tục kiểm tra để phát hiện sớm những bất thường trên đàn vật nuôi. Cách ly kịp thời những vật nuôi có biểu hiện khác thường, báo cáo kịp thời với cán bộ thú y để được chẩn đoán và điều trị hoặc lấy mẫu gửi phòng xét nghiệm khi cần thiết để nguyên nhân gây bệnh. Tuyệt đối không bán chạy, giết mổ gia súc, gia cầm và vứt xác ra môi trường làm phát tán, lây nan mầm bệnh nhằm hạn chế rủi ro thấp nhất cho người chăn nuôi và ổn định sản xuất trong thời gian tới.