Thỏa thuận hợp tác giữa BAF Việt Nam và Muyuan Trung Quốc hướng đến chuyển giao thiết bị công nghệ chăn nuôi thông minh, chuyển đổi số và trí tuệ nhân tạo vào chăn nuôi giúp nâng cao hiệu quả sản xuất, tối ưu được các nguồn lực, đảm bảo an toàn sinh học và môi trường theo những tiêu chuẩn toàn cầu.
BAF và MUYUAN hợp tác chuyển giao công nghệ chăn nuôi khép kín
Ngành chăn nuôi heo của Việt Nam sẽ có thêm bước tiến mới khi BAF Việt Nam hợp tác chiến lược với Tập đoàn chăn nuôi lớn nhất Trung Quốc, Tập đoàn thực phẩm Muyuan, để cải tiến toàn diện hệ thống chuỗi khép kín, từ sản xuất thức ăn chăn nuôi đến chuồng trại, giảm rủi ro dịch bệnh, tăng hiệu quả chăn nuôi, ổn định nguồn cung cho thị trường.
Theo đó, Muyan sẽ chuyển giao thiết bị công nghệ chăn nuôi thông minh, ứng dụng trí tuệ nhân tạo để giảm chi phí nhân công lên tới 80%, giảm tác động môi trường của ngành chăn nuôi. Những mô hình chăn nuôi hiện đại như thế này đang khá phổ biến tại Trung Quốc.
PV Ông Cao Dong, Giám đốc tài chính – Tập đoàn Muyuan (Trung Quốc):Sau những lần dịch tả heo châu Phi xảy ra ở Việt Nam, chúng tôi hy vọng những công nghệ mới có thể được áp dụng để giảm thiểu rủi ro, đảm bảo an toàn sinh học trong chăn nuôi và các xử lý về môi trường.
Năm 2024, BAF VN đặt mục tiêu đạt 75.000 con heo nái, 800.000 heo thương phẩm; đồng thời mở rộng quy mô lên 450.000 heo nái và 10 triệu heo thương phẩm năm 2030, khẳng định vị thế của đơn vị chăn nuôi hàng đầu với mô hình khép kín Feed Farm Food.
PV Ông Trương Sỹ Bá, Chủ tịch HĐQT Tân Long Group:Để chúng ta có thể tận dụng được các cái công nghệ chuyển giao thì họ để chúng ta đi nhanh hơn, đáp ứng được cái mong muốn của cái thách thức lớn nhất của ngành chăn nuôi Việt Nam bây giờ đó là liên quan đến dịch tả châu Phi và các cái bệnh khác, cộng với cả tăng năng suất, tối ưu hóa được chi phí.
Đại diện Bộ NN-PTNT khẳng định, sự hợp tác của hai tập đoàn lớn sẽ giúp cho ngành chăn nuôi của Việt Nam tiếp cận những công nghệ mới. Chúng ta đang có đầy đủ thể chế và chính sách để hội nhập quốc tế, đặc biệt những sửa đổi từ Luật Đất đai năm 2024 đã đưa đất chăn nuôi tập trung vào phân loại đất, tạo điều kiện thu hút đầu tư.
PV Ông Phạm Kinh Đăng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Bộ NN-PTNT:Hiện nay chúng ta có tư liệu sản xuất là đất đai chúng ta có một thể chế khá là hội nhập với quốc tế, đó là Luật Chăn nuôi và các nghị định, thông tư hướng dẫn. Chúng ta có nguồn lực từ năm đề án để phục vụ cái chiến lược phát triển chăn nuôi 2021-2030 và tầm nhìn 2045. Đây chính là thời điểm vàng để chúng ta chuyển đổi bệnh chăn nuôi theo hướng bền vững.
Không chỉ chuyển giao công nghệ chuồng trại và an toàn sinh học, thông qua hợp tác, doanh nghiệp Việt Nam sẽ nâng cấp quy trình quản lý chất thải chăn nuôi, tái chế, sử dụng hiệu quả tài nguyên và hướng đến phát triển bền vững.