Đông xuân là vụ lúa quan trọng nhất trong năm ở ĐBSCL, vụ lúa cho năng suất và sản lượng cao nhất. Tuy nhiên cần có biện pháp quản lý khống chế tốt cỏ dại để năng suất lúa tăng trưởng trọn vẹn.
Từ lâu cỏ dại được xem là đối tượng gây hại khá phổ biến ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) khiến nông dân phải tốn rất nhiều công và chi phí để phòng trừ. Khi cỏ dại phát triển mạnh, chúng sẽ cạnh tranh chất dinh dưỡng khiến lúa bị giảm năng suất và nếu tỉ lệ cỏ dại quá dày còn cạnh tranh cả ánh sáng làm giảm khả năng quang hợp và tạo chất khô của lúa. Đặc biệt, một số loài cỏ dại còn là tác nhân của rầy nâu truyền bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá như cỏ lồng vực, cỏ đuôi phụng...
Anh HUỲNH VĂN CHÍ, Ấp Vĩnh Hiệp, xã Vĩnh Gia, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang
Tôi giờ là đang canh tác 14 ha lúa, nói chung cỏ đầu vụ ai cũng hồi hộp lo sợ. Xịt 2 - 3 lần mà cỏ không chết là mình nản, sau này cỏ trổ bông lên rồi lúa bán không được, thương lái chê ỏng chê eo. Trước khi xạ thì mình cho máy trục này kia, cũng có xịt diệt mầm nhưng mà có nó sau khi mình bơm nước thì cỏ nó vẫn lên. Cho nên tới khi lúa làm đòng là không có thời gian, tối ngày ở ngoài đồng để nhổ cỏ thì bà con mình cực khổ và lo ngại về những cái loại cỏ mà nó gây hại cho vụ lúa mình, năng suất thiệt hại từ 30 đến 40%. 6 vụ nay tôi gặp Betazol của công ty Vipesco là tôi xài trong vọng tôi là không còn có nữa, bà con chúng tôi rất nhàn hạ an tâm khỏi lo cỏ dại hại lúa mình, năng suất tăng lên, thu nhập cao hơn cho nên là sau này tôi bán là thương lái cũng khoái nữa, khỏi chê luôn.
Ông PHẠM TIẾN SƠN, Ấp 2, thị trấn Mỹ Thọ- Huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp: Thấy cỏ ở trên đồng ruộng thì nói chung tôi đi phun dùm đủ thứ thuốc hết rồi, xong rồi, nhưng Betazol này thì tôi thấy nó đạt hiệu quả hơn và nhẹ chi phí hơn các thuốc khác. Phun Betazol này thì liều lượng 120 trên bình 25 lít, giai đoạn từ 7 tới 10 ngày. Tôi xịt thấy nó đạt kết quả, bà con rất hài lòng.
Những năm qua, ở Nam bộ lũ nhỏ, mực nước trong ruộng không sâu nên cỏ dại càng mọc nhiều. Vụ lúa đông xuân cỏ dại có nơi cỏ còn cao hơn cả lúa. Đặc biệt, với cây cỏ chác lác xuất hiện trên cánh đồng khá phổ biến. Đây là loại cỏ thuộc nhóm cỏ năn lác, thường phát triển mạnh ở chân ruộng không bằng phẳng, khó giữ nước, khi cây cỏ còn nhỏ thường bị tán lá lúa hoặc bị nước che phủ khó phát hiện.
Anh DƯƠNG VĂN CƯỜNG, Thị trấn Mỹ Thọ, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp: Trong vụ vừa qua thì ruộng lúa của tôi thì có chác lát rất là ảnh hưởng, đó cũng là cái nỗi đau đầu của người dân. Cỏ chác nó gây cho mình là về ảnh hưởng cây lúa rồi, năng suất của lúa thấp đi, cỏ chat nhiều thì nó sẽ ảnh hưởng tới khi thu hoạch nó cũng bị thất thu nữa. Tôi cũng đã xài qua nhiều loại thuốc khác nhau nhưng mà nó cũng không hiệu quả như mong muốn, chi phí lại cao. Tôi đã dùng Betazon thì thấy đạt, cỏ đã diệt được 90%, ruộng lúa nhà tôi hầu như không còn cây cỏ nào. Nếu mà cỏ đã diệt được thì năng suất lúa sẽ tăng lên.
Ngoài các đối tượng dịch hại như côn trùng, nấm, vi khuẩn gây bệnh, tùy điều kiện thời tiết mùa vụ thích hợp mới phát triển gây hại cây lúa. Cỏ dại, hay đặc biệt là cỏ chác đang là nỗi trăn trở, lo lắng của nhà nông trước mỗi vụ gieo sạ lúa mới. Dù không gây hại trực tiếp, nhưng cỏ dại là nguyên nhân chính khiến cho cây lúa sinh trưởng và phát triển kém. Chính vì vậy, Vipesco đã cho ra sản phẩm Betazol - 480SLnhằm giúp bà con nông dân giải quyết vấn nạn cỏ trên đồng ruộng rất hiệu quả.
ÔngNGUYỄN ĐỨC TRỌNG – Trưởng Khu vực Tứ giác Long Xuyên - Công ty Vipesco:
Trên cánh đồng trong những vừa qua ở đồng bằng sông Cửu Long nói chung và ở An Giang, Kiên Giang nói riêng thì cỏ dại, đặc biệt là cỏ chác lát, nó làm ảnh hưởng rất là lớn đến đồng ruộng của bà con nông dân. Trước đây bà con phải tốn công là bỏ tiền thuê người để nhổ cỏ và tiền thuê có thể là gấp năm, gấp 10 và thậm chí là gấp 20 lần tiền mà chúng ta sử dụng sản phẩm Betazon - 480SL nhưng vẫn không có hiệu quả.
Ngoài các cái cỏ chát lát thì Betazon, còn chị được các cái nhóm cỏ năng cũng như là các cái nhóm cỏ lá rộng khác trên cánh đồng nữa mà vẫn không ảnh hưởng đến lúa. Hiện tại tùy vào cái mật độ cỏ và tùy vào cái ngày sử dụng, bà con nông dân chúng ta có thể sử dụng là 3 chai Betazol - 480SL, 240 ml/ha, giai đoạn mà từ 15 - 18 ngày. Nếu mà sau 20 - 30 ngày sạ thì bà con mình có thể tăng liều sử dụng lên tùy thuộc vào thực trạng đồng ruộng của chúng ta.
Ở vùng có diện tích trồng lúa lớn như ĐBSCL, việc áp dụng quản lý cỏ dại đòi hỏi sự kiên trì nhiều năm và bằng nhiều biện pháp tổng hợp mới có thể khống chế được loài cỏ này.
Ông Nguyễn Đức Trọng – Trưởng Khu vực TGLX
Đối với vấn đề quản lý cỏ dại nên can thiệp sớm hiệu quả sẽ cao hơn và sẽ đỡ tốn công chi phí hơn. Càng về sau thì bà con chúng ta phải càng tăng liều lên và từ đó thì nó sẽ tốn thêm cái chi phí cho chúng ta. Nên sử dụng Betazol ở giai đoạn 10 - 15 ngày là hiệu quả nhất về mặt quản lý cỏ và cũng như là hiệu quả về mặt kinh tế với bà con nông dân mình. Hiện tại thì trên cánh đồng lúa bà con đang được 20 ngày sau xạ bà con đã sử dụng sản phẩm Betazol và chúng ta có thể thấy là cái ruộng lúa nó gần như là nó sạch hoàn toàn cỏ dại.
Theo các nhà khoa học thì ở ĐBSCL cỏ dại có thể gây thất thu đến 55% năng suất, thậm chí có thể không cho thu hoạch. Cỏ dại còn là ký chủ của sâu, bệnh hại lúa và là nơi trú ẩn, sinh sản của chim, chuột trên đồng ruộng. Do đó việc hạn chế cỏ dại hại lúa là rất cần thiết; đồng thời bà con nông dân nên áp dụng kết hợp nhiều biện pháp quản lý cỏ dại trên đồng ruộng một cách hợp lý và khoa học ngay từ đầu vụ để tạo điều kiện cho lúa phát triển tốt, đạt năng suất cao.