Vấn nạn lúa ma (lúa cỏ) ở vùng ĐBSCL đang trở thành nỗi ám ảnh của nông dân khi đồng ruộng bị lẫn lúa cỏ sẽ khiến mùa vụ giảm năng suất, thất thu.
Giải pháp phòng trị vấn nạn lúa cỏ vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long
Lúa cỏ từng là nguồn lương thực tự nhiên quan trọng giúp người dân vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long vượt qua cơn đói lúc khó khăn, hay những ngày giáp hạt chờ mùa lúa chính vụ. Tuy nhiên, ngày nay vấn nạn này lại đang trở thành nỗi ám ảnh của bà con nông dân khi đồng ruộng bị lẫn lúa cỏ sẽ khiến mùa vụ giảm năng suất hay thất thu…
Lúa cỏ, hay còn gọi là lúa ma, lúa cơi, lúa trời, lúa hoang và có tên khoa học là Oryza Rufipogon.
Từ thập niên 1990, ở các tỉnh vùng ĐBSCL và Đông Nam bộ đã từng xuất hiện loại lúa này và nông dân phải chịu nhiều thiệt hại do vấn nạn lúa cỏ hoành hành.
Đặc biệt, mấy năm qua hiện tượng lúa cỏ đang tiếp tục gây hại trên diện rộng ở hầu hết các tỉnh ĐBSCL, nhất là Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp…khiến bà con nông dân rất lo ngại bởi tình trạng lúa cỏ lẫn trên đồng ruộng lây lan từ mùa này sang mùa khác. Tuy nhiên, đến nay nhờ áp dụng các giải pháp canh tác và quản lý bằng việc sử dụng sản phẩm Tropica 900EC của Vipesco ngay sau mỗi mùa thu hoạch lúa đã mang lại hiệu quả cao cho người nông dân.
Cây lúa cỏ thân cứng, lá to và chúng phát triển rất mạnh. Mùa nước nổi cũng chính là lúc lúa cỏ trổ bông và phát triển mạnh mẽ nhất và chúng thường chỉ chín vào ban đêm.
Lúa cỏ rất giống lúa thường, ở giai đoạn đầu sinh trưởng nhanh; lúa trổ bông sớm hơn, có râu dài, hoặc không có râu và tỉ lệ lép cao; đặc biệt khi lúa chín gặp gió rất dễ rụng hạt, chính vì thế chúng có khả năng tồn tại lâu trong đất.
Hạt lúa cỏ có thể lan truyền ra các khu vực lân cận theo dòng nước cũng như các hoạt động khác và lây lan sang vụ lúa sau.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, đồng ruộng bị vấn nạn lúa cỏ sẽ gây thất thu năng suất lúa từ 15 – 20%, nếu bị lẫn tạp lúa cỏ với tỷ lệ từ 35% trở lên, năng suất có thể giảm 50 - 60%, thậm chí còn không cho thu hoạch.
Nhất là trên các ruộng lúa gieo sạ, hay trên những diện tích nông dân sử dụng lúa giống tự để từ vụ trước thì hiện tượng lúa cỏ có thể sẽ xâm nhiễm nhiều hơn. Do đó, nếu không xử lý triệt để vấn nạn lúa cỏ thì nguy cơ sẽ lan rộng trên đồng ruộng và gây thiệt hại lớn cho các vụ lúa sau.
Trên cơ sở về đặc tính của lúa cỏ, Cục Trồng trọt – Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề nghị Sở NN-PTNT các tỉnh chỉ đạo các địa phương cần hết sức cảnh giác, kịp thời phát hiện để ngăn chặn sớm loại lúa này trên đồng ruộng, nhằm tránh nguy cơ lan rộng và gây thiệt hại lớn cho nông dân.