Khuyến nông tỉnh Quảng Trị triển khai mô hình 10ha chuyển đổi đất lúa thiếu nước sang trồng ngô sinh khối giúp bà con dân tộc Vân Kiều có thu nhập từ 55-65 triệu đồng/ha, lợi nhuận đạt 25 triệu/ha.
Trồng ngô sinh khối trên đất lúa thiếu nước cho lợi nhuận khủng
Vụ Hè Thu, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Trị do không đủ nước tưới, nên hàng ngàn ha lúa bị bỏ không. Để chuyển đổi đất lúa thiếu nước sang trồng các cây trồng cạn. Vụ Hè Thu 2022, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Trị đã xây dựng mô hình chuyển đổi 10 ha đất lúa thiếu nước ở xã Phong Bình và xã Linh Trường huyện Gio Linh sang trồng ngô sinh khối liên kết tiêu thụ sản phẩm.
Qua quá trình triển khai cho thấy giống ngô biến đổi gen NK7328 BT/GT có thời gian sinh trưởng ngắn, phù hợp gieo trồng trên đất Lúa thiếu nước trong vụ Hè Thu. Giống Ngô chịu hạn mức độ trung bình, chịu úng kém, có khả năng phát triển tốt trong điều kiện thâm canh cao, đặc biệt bộ phận thân lá phát triển mạnh, nên cho năng suất sinh khối cao, đây là yếu tố góp phần làm tăng hiệu quả kinh tế.
P/v bà Hồ Thị Hoa, thôn Ba De , xã Linh Trường, huyện Gio Linh
P/v ông Bùi Ngọc Dương: Phó chủ tịch UBND xã Phong Bình.
Việc triển khai mô hình đã có tác động trong thay đổi tập quán sản xuất cho người dân đặc biệt người dân tộc Vân Kiều, bằng việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp, sử dụng phân hữu cơ Vi sinh, nhằm tăng độ màu mỡ, tạo môi trường thuận lợi cho cây Ngô sinh trưởng phát triển tốt, nâng cao năng suất sinh khối, tăng chất lượng sản phẩm xanh và hiệu quả kinh tế. Mô hình này có sự liên kết với tổng Công ty Thương mại Quảng Trị thu mua tại ruộng cho bà con với giá 1.000 đồng/kg chặt ngang gốc cây. Năng suất tại xã Linh Trường 55 tấn/ha tại xã và 66 tấn/ha tại Phong Bình, cho thu nhập từ 55-65 triệu đồng/ha, lợi nhuận đạt 25 triệu/ha, góp phần tăng hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích.
p/v ông Trần Cẩn: Giám Đốc trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Trị
Mô hình triển khai ngoài việc tiết kiệm nguồn nước tưới, đây còn là giải pháp hợp lý tránh tình trạng bỏ phí đất sản xuất, canh tác kém hiệu quả. Thông qua mô hình sẽ thay đổi phương thức canh tác, nâng cao trình độ thâm canh, khoa học kỷ thuật, đảm bảo nguồn thu nhập ổn định cho các hộ dân. Mô hình sẽ là nơi để các hộ lân cận đến tham quan học tập nhân rộng, nhằm khuyến khích người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý trên đất lúa thiếu nước, đảm bảo nguồn thu nhập ổn định cho các hộ dân