| Hotline: 0983.970.780

Việt Nam là một điểm nóng toàn cầu về kháng thuốc

Thứ Tư 16/10/2024 , 12:53 (GMT+7)

Trên toàn cầu có khoảng 700.000 người chết mỗi năm do nhiễm trùng kháng thuốc, và nếu tình trạng không cải thiện, khoảng 10 triệu người có thể tử vong mỗi năm đến năm 2050.

Bà Đào Thu Trang: 'Việt Nam được coi là một điểm nóng về kháng thuốc'. Ảnh: Tùng Đinh.

Bà Đào Thu Trang: 'Việt Nam được coi là một điểm nóng về kháng thuốc'. Ảnh: Tùng Đinh.

Vấn đề ảnh hưởng toàn cầu

Bà Đào Thu Trang , Trưởng dự án, Quỹ tài trợ quốc gia Fleming Việt Nam (FHI 360) cho biết, trên toàn cầu có khoảng 700.000 người chết mỗi năm do nhiễm trùng kháng thuốc. Nếu không có sự can thiệp hiệu quả, xu hướng này sẽ tiếp tục tăng theo cấp số nhân.

Đến năm 2050, nếu xu hướng hiện tại vẫn tiếp tục diễn ra, sẽ có khoảng 10 triệu người có thể tử vong mỗi năm do kháng thuốc. Trong đó có 89% số ca tử vong sẽ xảy ra ở các nước có thu nhập trung bình - thấp. Uớc tính rằng đến năm 2050, toàn cầu có thể mất tới 100.000 tỷ USD do kháng thuốc.

Vấn đề kháng kháng sinh đã trở thành vấn đề toàn cầu, được nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế quan tâm. Vào năm 2014, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama kêu gọi Chương trình nghị sự về An ninh Y tế toàn cầu với 11 gói hành động bao gồm kháng kháng sinh.

Năm 2015, Đại hội đồng Y tế Thế giới đã thông qua Kế hoạch Hành động Toàn cầu về Kháng thuốc do WHO phối hợp với FAO và WOAH xây dựng, thúc đẩy phương pháp tiếp cận Một sức khỏe. Một năm sau đó, Tuyên bố của Liên hợp quốc về kháng thuốc đã nhấn mạnh sự cần thiết thúc đẩy cách tiếp cận Một sức khỏe.

Đến năm 2022, FAO, OIE, WHO và UNEP đồng ban hành Khung Chiến lược phối hợp hành động Phòng chống Kháng thuốc theo tiếp cận Một sức khỏe. Vào tháng 9/2024, các nhà lãnh đạo tại Đại hội đồng Liên hợp quốc (UNGA) đã thông qua Tuyên bố chính trị 2024 nhằm giải quyết các mối đe dọa của tình trạng kháng kháng sinh toàn cầu.

Theo báo cáo được công bố bởi Đánh giá kháng thuốc năm 2016 và chủ trì bởi Jim O'Neill, đã mô tả 10 bước chính cần thiết để giải quyết AMR bao gồm phát triển thuốc, giảm kháng sinh ở động vật, giám sát và nâng cao khả năng chẩn đoán.

Nhóm Điều phối Liên ngành kháng thuốc đã kết nối các đối tác đến từ Liên hợp quốc, các tổ chức và cá nhân quốc tế có chuyên môn liên ngành để xây dựng kế hoạch chi tiết cho cuộc chiến chống lại tình trạng kháng kháng thuốc.

Tại Hội nghị Y tế Thế giới vào tháng 5/2015, Hội đồng Y tế Thế giới đã thông qua một kế hoạch hành động toàn cầu để giải quyết tình trạng kháng kháng sinh nhằm đảm bảo việc điều trị liên tục thành công.

Kháng kháng sinh đang trở thành vấn đề toàn cầu. Ảnh: Diệu Linh.

Kháng kháng sinh đang trở thành vấn đề toàn cầu. Ảnh: Diệu Linh.

Được tài trợ bởi chính phủ Anh, Quỹ Fleming dành 85% ngân sách cho việc tăng cường hệ thống giám sát quốc gia và phát triển nguồn nhân lực kháng thuốc thông qua các khoản hỗ trợ quốc gia, khu vực và chương trình đào tạo tại 25 quốc gia có thu nhập thấp và trung bình tại châu Á, châu Phi.

4 nguyên tắc của Quỹ Fleming gồm dựa trên Một sức khỏe, tính phù hợp, sự bền vững và giao quyền làm chủ cho quốc gia. “Chúng tôi hợp tác chặt chẽ với chính phủ để đảm bảo đáp ứng các ưu tiên được nêu trong Kế hoạch hành động quốc gia và tất cả các hoạt động của chương trình đều góp phần củng cố hệ thống y tế quốc gia”, bà Trang nói.

Trong thời gian đầu, Quỹ Fleming đặt ra 5 mục tiêu, trong đó tập trung chính vào xây dựng quan hệ đối tác giữa các lĩnh vực, chính phủ và tổ chức. Bên cạnh đó, quỹ sẽ trang bị cho quốc gia khả năng thu thập và sử dụng dữ liệu về tình trạng kháng thuốc.

“Một sự biến đổi nhỏ của vi khuẩn kháng thuốc có thể gây nên dịch bệnh toàn cầu”, bà Trang nhấn mạnh và kêu gọi việc nâng cao nhận thức, cũng như cam kết những nguồn lực tương xứng để giải quyết triệt để tình trạng này.

Đại dịch thầm lặng

Tại Việt Nam, bà Đào Thu Trang  nhận định, kháng thuốc là một đại dịch thầm lặng và Việt Nam được coi là một điểm nóng về kháng thuốc. Hiện nước ta xếp thứ 14 trong số 27 quốc gia có gánh nặng cao về bệnh lao đa kháng.

Trong đó, 88% kháng sinh tại các nhà thuốc ở thành thị và 91% tại các nhà thuốc ở nông thôn được bán không cần theo đơn. Thuốc kháng sinh chiếm 13,4% tổng doanh số bán thuốc ở khu vực thành thị và 18,7% ở nhà thuốc ở nông thôn. Thậm chí, 25% trẻ em được cho uống kháng sinh trước khi đến bệnh viện - nơi mới có thể chẩn đoán chính xác.

Trước thực tế này, chính phủ cùng các cấp, các ngành, địa phương đã triển khai nhiều chương trình phòng, chống. Vào năm 2010, Hội nghị Bộ trưởng Quốc tế về Cúm động vật và Đại dịch cúm (IMCAPI) do chính phủ tổ chức tại Hà Nội đã thông qua Tuyên bố Hà Nội.

Năm 2013, Việt Nam tham gia Chương trình nghị sự An ninh y tế toàn cầu và xây dựng Kế hoạch hành động kháng kháng sinh giai đoạn 2013 - 2020 và Kế hoạch ngành Nông nghiệp 2018 - 2020. Hai năm sau, Việt Nam ký văn bản thỏa thuận về cam kết đa ngành về phòng, chống kháng thuốc tại Việt Nam giữa 4 Bộ và 3 đối tác phát triển.

Thành quả quan trọng đến vào năm 2023, khi Việt Nam giới thiệu Chiến lược Phòng chống kháng thuốc quốc gia 2023-2030, tầm nhìn 2045 và ký Văn bản thỏa thuận hợp tác đa ngành phòng chống kháng thuốc giữa 4 Bộ và 6 đối tác phát triển.

Những nỗ lực của Việt Nam đưa nước ta trở thành lựa chọn của Quỹ Fleming khi thành lập 269 phòng xét nghiệm được hỗ trợ trên toàn cầu. Nhóm này tập trung tại 4 khu vực là Đông Nam Á, Nam Á, Đông và Nam Phi, Tây Phi.

Việt Nam tuyên bố cấm dùng kháng sinh để phòng bệnh trong chăn nuôi từ năm 2026. Ảnh: Tùng Đinh.

Việt Nam tuyên bố cấm dùng kháng sinh để phòng bệnh trong chăn nuôi từ năm 2026. Ảnh: Tùng Đinh.

Với riêng Việt Nam, Quỹ Fleming đã triển khai giai đoạn 1 từ tháng 5/2019 đến tháng 3/2024, với khoản kinh phí hơn 8,8 triệu bảng (khoảng gần 300 tỷ đồng) thông qua tổ chức FHI 360. Hai đối tác chính là Cục Thú y (Bộ NN-PTNT) và Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế).

Đặt mục tiêu nhiệm vụ tăng cường năng lực kháng kháng sinh, quỹ hỗ trợ thiết lập hệ thống giám sát và kế hoạch tổng thể, mua sắm thiết bị và cải tạo phòng xét nghiệm, dịch vụ bảo trì​ cũng như tăng cường nguồn nhân lực.

Nhờ nguồn lực của Quỹ Fleming, Việt Nam đã xây dựng Chiến lược quốc gia về kháng thuốc 2023 - 2030 và Khung theo dõi, đánh giá và Kế hoạch kháng kháng sinh ngành Nông nghiệp 2021 - 2025, đồng thời Thành lập Ban chỉ đạo Quốc gia, Tiểu ban chỉ đạo và Nhóm công tác kỹ thuật về kháng thuốc.

Ngoài ra, 19 phòng xét nghiệm y tế có hệ thống giám sát kháng kháng sinh được nâng cấp và cải tiến, 18 thiết bị tự động hóa tiên tiến và hàng trăm thiết bị công nghệ, phòng thí nghiệm được cung cấp. Đặc biệt, Việt Nam lần đầu tiên báo cáo lên cổng dữ liệu kháng thuốc toàn cầu của WHO.

Kế thừa thành quả này, Quỹ Fleming sẽ tiếp tục triển khai giai đoạn 2 tại Việt Nam, với mục đích tạo lập và chia sẻ dữ liệu về kháng kháng sinh, phân tích chất lượng và chia sẻ các phân tích đến tổ chức, cá nhân, cơ quan quản lý liên quan. Đồng thời, quỹ sẽ bổ sung một số nội dung về kháng kháng sinh trên thủy sản vào chương trình hành động.

Quỹ Fleming là một chương trình viện trợ của Vương quốc Anh, trị giá hơn 200 triệu bảng (hơn 6.500 tỷ đồng), nhằm hỗ trợ các nước thu nhập thấp và trung bình trong việc thiết lập, chia sẻ và sử dụng dữ liệu kháng thuốc kháng sinh.

Tại UNGA, tháng 9/2024, Chính phủ Anh tuyên bố cung cấp thêm 85 triệu bản Anh (hơn 2.700 tỷ đồng) cho nỗ lực toàn cầu phòng chống kháng thuốc.

Xem thêm
Chống lãng phí

Báo Nông nghiệp Việt Nam trân trọng giới thiệu đến bạn đọc nội dung bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm.

Thủ tướng: Tăng tốc, bứt phá thực hiện Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Bộ NN-PTNT và 12 tỉnh, thành tham gia Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao tăng tốc, bứt phá, triển khai hiệu quả trong thời gian tới.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Thủy điện Trị An đóng đập khẩn vì mực nước hạ du cao

Đồng Nai Công ty Thủy điện Trị An vừa thông báo kết thúc xả tràn hồ chứa Thủy điện Trị An (đợt 2) vì mực nước trên sông Đồng Nai khá cao có thể xảy ra lũ.

Bình luận mới nhất