| Hotline: 0983.970.780

Vụ kiện tôm Việt Nam: Còn đối mặt thách thức

Thứ Hai 02/04/2018 , 14:05 (GMT+7)

Theo lịch tháng 7 tới DOC sẽ cử người qua FMC để thẩm tra số liệu và sẽ công bố mức thuế chính thức cuối cùng vào tháng 9 sắp tới.

Cho đến nay, dư âm từ thông báo mức thuế sơ bộ cho lần xem xét hành chính lần thứ 12 (POR12) vụ kiện bán phá giá tôm từ Việt Nam vào Hoa Kỳ của Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) vào đầu tháng 3/2018 - theo đó, Cty CP Thực phẩm Sao Ta - Fimex VN (FMC) là bị đơn bắt buộc duy nhất (đại diện cho các DN tôm Việt Nam bán tôm vào Hoa Kỳ) có mức thuế 25,39%, được giới DN xuất khẩu tôm ở vùng ĐBSCL cho rằng bất hợp lý. Dù rằng đây là phán quyết sơ bộ chỉ có tính chất tham khảo, chưa thực hiện. Tuy nhiên với phán quyết mức thuế cao như trên ít nhiều gây tâm lý lo lắng cho cả bên mua lẫn bên bán tôm hiện nay.

13-34-28_fmc_che_bien_tom_dong_lnh_xk_-_nh_xt
FMC chế biến tôm đông lạnh xuất khẩu (Ảnh: XT)

Ông Hồ Quốc Lực, Tổng giám đốc FMC cho biết: Sau khi xem xét cách tính của DOC, luật sư của FMC đã tìm thấy sai sót do phía nhân viên DOC áp số liệu tôm HLSO (headless shell-on – tôm bỏ đầu nhưng phần vỏ của thân và đuôi để nguyên) thay vì tôm HOSO (head on shell-on Shrimp - tôm nguyên con còn đầu, còn vỏ) khiến chi phí nguyên liệu tăng lên. Nếu áp đúng giá HOSO mức thuế chỉ là 1,19%. Theo lịch tháng 7 tới DOC sẽ cử người qua FMC để thẩm tra số liệu và sẽ công bố mức thuế chính thức cuối cùng vào tháng 9 sắp tới.

Theo phía luật sư bảo vệ FMC, các số liệu cung cấp tới DOC lần này không có gì thay đổi so lần FMC là bị đơn bắt buộc lần trước (POR9, thuế suất bằng 0%). Hiện nay FMC đang tiến hành các giải pháp cần thiết để chứng minh không bán phá giá tôm vào Hoa Kỳ. FMC hy vọng DOC sẽ đưa ra phán quyết cuối cùng hợp lý.        

Được biết từ nhiều năm trước đây FMC xuất khẩu tôm vào Hoa Kỳ chiếm tỷ trọng khoảng 40% so với thị phần các nước khác. Nhưng đến năm 2017 chỉ còn 27%. Trong khi thị trường các nước EU từ 6% đã tăng lên 29%. Việc chuyển hướng thị trường có phần lý giải nhằm tránh các rủi ro nếu chỉ tập trung vào thị trường Hoa Kỳ, trong đó có lý do thuế chống phá giá được xem xét tái diễn hàng năm. Hơn nữa, việc áp thuế suất cao sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực tới mối quan hệ thương mại Việt Nam đối với khách hàng mua tôm của Hoa Kỳ.

Từ đầu năm 2018 đến nay bắt đầu vào mùa vụ thả tôm ở các tỉnh ĐBSCL. Các DN chế biến xuất khẩu tôm cho rằng, chất lượng sản phẩm tôm VN đang có tiếng tốt. Vào thời điểm hiện nay tôm VN vẫn được tiêu thụ bình thường. Tuy nhiên, hàng rào kỹ thuật từ các nước nhập khẩu ngày càng khắt khe, nhất là yêu cầu truy xuất nguồn gốc. Trong khi đa phần tôm nuôi Việt Nam còn qui mô nhỏ lẻ. Theo dự báo trong năm nay tôm nuôi ở các nước tăng hơn có thể sẽ dẫn đến giá tôm sụt giảm khi vào vụ.

Xem thêm
Tập đoàn Hóa chất Việt Nam cảnh báo lừa đảo tuyển dụng

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đưa ra cảnh báo người dân về hiện tượng mạo danh Tập đoàn lừa đảo tuyển dụng nhân sự trên mạng xã hội.

Quỹ Vì Tầm Vóc Việt: Mục tiêu trở thành quỹ xã hội hàng đầu

Trong giai đoạn 2025-2034, Quỹ Vì Tầm Vóc Việt (VTVV) đặt mục tiêu dẫn đầu về chăm sóc sức khỏe học đường, bảo vệ trẻ em và phát triển phụ nữ.

Hà Nội sắp đưa vào sử dụng gần 6.000 căn nhà ở xã hội

Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, gần 6.000 căn hộ tại 11 dự án nhà ở xã hội dự kiến sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng trong giai đoạn 2024 - 2025.

Thu ngân sách Nhà nước đạt hơn 97% dự toán

Sau 10 tháng, tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 1.654,2 nghìn tỷ đồng, bằng 97,2% dự toán năm và tăng 17,3% so với cùng kỳ 2023.