| Hotline: 0983.970.780

WWF thông tin báo chí và công bố báo cáo về môi trường

Thứ Ba 01/03/2022 , 17:23 (GMT+7)

WWF ra thông tin báo chí và công bố báo cáo “Tác động của ô nhiễm nhựa đại dương đối với các loài sinh vật biển, đa dạng sinh học và các hệ sinh thái

Tác động của ô nhiễm nhựa đại dương đối với các loài sinh vật biển, đa dạng sinh học và các hệ sinh thái

Báo cáo "Tác động của ô nhiễm nhựa đại dương đối với các loài sinh vật biển, đa dạng sinh học và các hệ sinh thái" mới của WWF (Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên) cung cấp một bức tranh toàn diện nhất từ trước đến nay về mức độ nghiêm trọng của ô nhiễm nhựa đại dương trên phạm vi toàn cầu, những tác động đối với các loài sinh vật biển và hệ sinh thái, cũng như những xu hướng diễn biến trong tương lai.

  • Ngày nay hầu hết các nhóm loài sinh vật biển đều tiếp xúc với ô nhiễm nhựa. Các nhà khoa học đã chứng minh tác động tiêu cực của nhựa đối với gần 90% các loài được nghiên cứu.
  • Ô nhiễm nhựa không chỉ xâm nhập vào mạng lưới thức ăn đại dương mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến hiệu suất của một số hệ sinh thái biển quan trọng bậc nhất trên thế giới như rạn san hô và rừng ngập mặn.
  • Một số khu vực chủ chốt - bao gồm Địa Trung Hải, biển Hoa Đông, Hoàng Hải và biển băng ở Bắc Cực - đã vượt quá ngưỡng ô nhiễm nhựa với những rủi ro nghiêm trọng tiềm ẩn đến hệ sinh thái. Một số khu vực khác dự kiến sẽ xảy ra tình trạng tương tự trong những năm tới.
  • Nếu toàn bộ rác thải nhựa ngừng thất thoát ra môi trường từ hôm nay, thì lượng hạt vi nhựa trong đại dương sẽ vẫn tăng hơn gấp đôi vào năm 2050 - một số kịch bản còn dự đoán một mức tăng gấp 50 lần vào năm 2100.

WWF kêu gọi các quốc gia khẩn trương đàm phán và thông qua một thỏa thuận toàn cầu để giải quyết mối nguy to lớn này vì sự sống trong đại dương của chúng ta.

WWF thông tin báo chí và công bố báo cáo về môi trường

Ảnh: WWF

Ảnh: WWF

Ô nhiễm nhựa đại dương tăng gấp bốn lần vào năm 2050, đưa nhiều khu vực vượt ngưỡng nguy hiểm của nồng độ vi nhựa trong hệ sinh thái

  • Sự gia tăng ô nhiễm nhựa hiện nay được dự báo sẽ gây ra những rủi ro lớn đến hệ sinh thái, với một số điểm nóng về ô nhiễm như Địa Trung Hải, khu vực Biển Hoa Đông và Biển Hoàng Hải, và biển băng ở Bắc Cực đã vượt quá ngưỡng nguy hiểm về vi nhựa trong hệ sinh thái.
  • Các tác động tiêu cực do ô nhiễm nhựa được phát hiện ở hầu hết các nhóm loài của một số hệ sinh thái biển quan trọng nhất trên thế giới, như rạn san hô và rừng ngập mặn, đang phải chịu rủi ro.
  • WWF kêu gọi các quốc gia thông qua một Hiệp ước toàn cầu ràng buộc về pháp lý chống ô nhiễm nhựa tại Hội đồng Môi trường Liên Hợp Quốc để ngăn chặn cuộc khủng hoảng này.
Ảnh: WWF

Ảnh: WWF

GLAND, THỤY SỸ, tháng 2 năm 2022 - Một báo cáo đánh giá mới do Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên WWF ủy thác thực hiện từ việc rà soát lại hơn 2.590 nghiên cứu nhằm cung cấp một phân tích toàn diện nhất từ trước cho đến nay về tác động đáng báo động và quy mô ô nhiễm nhựa đối với các loài và hệ sinh thái đại dương. Báo cáo đánh giá cho thấy nếu không có hành động ngay bây giờ để cắt giảm sản xuất và sử dụng nhựa trên toàn cầu, thì ô nhiễm nhựa sẽ ngày càng gia tăng và có thể dẫn tới các rủi ro đe dọa hệ sinh thái tại nhiều khu vực, ảnh hưởng đến các nỗ lực bảo vệ đa dạng sinh học hiện nay.

Báo cáo đánh giá cũng cảnh báo rằng đến cuối thế kỷ này, các khu vực đại dương có diện tích gấp 2,5 lần khu vực Greenland (Đan Mạch) có thể vượt quá ngưỡng nguy hiểm về mặt sinh thái của nồng độ hạt vi nhựa, vì lượng hạt vi nhựa trong đại dương có thể tăng gấp 50 lần vào thời điểm đó. Điều này dựa trên dự đoán rằng sản lượng nhựa dự kiến sẽ tăng hơn gấp đôi vào năm 2040, dẫn đến các mảnh rác vụn nhựa trong đại dương sẽ tăng gấp bốn lần vào năm 2050.

Báo cáo “Tác động của ô nhiễm nhựa đại dương đối với các loài sinh vật biển, đa dạng sinh học và các hệ sinh thái” do WWF uỷ thác cho Trung tâm Nghiên cứu Biển và Địa cực Helmholtz thuộc Viện Alfred Wegener thực hiện, đã ghi nhận rằng nồng độ hạt vi nhựa trên ngưỡng 1,21 x 105 hạt / m3 hiện đã được ước tính ở một số khu vực trên thế giới. Đây là ngưỡng mà từ đó các rủi ro đáng kể đến hệ sinh thái có thể xảy ra qua, nhưng lại đã bị vượt quá ở một số điểm nóng về ô nhiễm như Địa Trung Hải, Biển Hoa Đông, biển Hoàng Hải và biển băng ở Bắc Cực.

Trong kịch bản xấu nhất, việc vượt quá ngưỡng nguy hiểm của ô nhiễm hạt vi nhựa trong hệ sinh thái có thể dẫn đến những tác động tiêu cực không chỉ đến các loài mà còn đến cả hệ sinh thái, bao gồm việc suy giảm quần thể.

"Tất cả các bằng chứng đều cho thấy việc ô nhiễm nhựa trong đại dương là không thể phục hồi được. Khi chất thải nhựa đã vào đại dương, nó gần như không thể được thu hồi lại. Nó phân hủy qua thời gian và do đó, nồng độ hạt vi nhựa và hạt nhựa nano sẽ tiếp tục tăng lên trong nhiều thập kỷ. Việc hướng tới giải quyết các nguyên nhân gốc rễ gây ra ô nhiễm nhựa có hiệu quả cao hơn nhiều so với các nỗ lực làm sạch đại dương. Nếu các chính phủ, ngành công nghiệp và xã hội cùng hành động ngay bây giờ, chúng ta vẫn còn có thể hạn chế được cuộc khủng hoảng nhựa" - Heike Vesper, Giám đốc Chương trình Đại dương, WWF-Đức, cho biết.

Với quy mô của ô nhiễm nhựa hiện nay, gần như tất cả các loài đều có thể tiếp xúc với nhựa. Các tác động tiêu cực từ ô nhiễm nhựa đã có thể phát hiện được ở hầu hết các nhóm loài, trong khi sản lượng của một số hệ sinh thái biển quan trọng nhất trên thế giới, như rạn san hô và rừng ngập mặn, đang đứng trước nhiều rủi ro cao.

Khi các mối đe dọa khác như đánh bắt quá mức, trái đất nóng lên, quá trình phú dưỡng hoặc vận chuyển chồng chéo trên điểm nóng ô nhiễm nhựa, các tác động tiêu cực càng trở lên lớn hơn. Đối với các loài đã bị đe dọa đang sống ở những điểm nóng ô nhiễm nhựa, như hải cẩu hoặc cá nhà táng ở Địa Trung Hải, ô nhiễm nhựa là một yếu tố đưa các quần thể này đến bờ tuyệt chủng nhanh hơn.

 “Nghiên cứu giống như những tia sáng soi vào trong bóng tối của đại dương. Chỉ một phần nhỏ các tác động đã được ghi nhận và nghiên cứu, nhưng các tác động được ghi nhận do nhựa gây ra là vấn đề đáng quan tâm và phải được hiểu như một tín hiệu cảnh báo về các tác động ở quy mô lớn hơn nhiều, đặc biệt là với tốc độ tăng trưởng sản xuất nhựa như hiện nay và như dự báo”, TS. Melanie Bergmann, Nhà sinh vật biển, Trung tâm Nghiên cứu Biển và Địa cực Helmholtz thuộc Viện Alfred Wegener cho hay.  

Tính chất khó phân hủy của nhựa cũng có nghĩa là việc hấp thụ hạt vi nhựa và hạt nhựa nano trong chuỗi thức ăn thủy sản sẽ tiếp tục tích tụ và đạt mức nguy hiểm nếu chúng ta không cắt giảm sản xuất và sử dụng nhựa ngay từ bây giờ.

Mối đe dọa ngày càng lan rộng và ngày càng gia tăng này đối với sự sống đại dương chỉ có thể được giải quyết bằng một giải pháp hiệu quả mang tính toàn cầu và hệ thống, nếu các quốc gia đồng lòng cho một quyết định tại Đại hội đồng Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEA 5.2) để chính thức bắt đầu các cuộc đàm phán về hiệp ước toàn cầu mới.

Áp lực đang ngày càng gia tăng đối với cộng đồng quốc tế trong việc xây dựng một hiệp ước ràng buộc về mặt pháp lý. Hơn 2 triệu người trên khắp thế giới đã ký vào bản kiến nghị của WWF, trong khi hơn 100 công ty toàn cầu, hơn 700 tổ chức xã hội dân sự và 156 quốc gia, chiếm hơn ¾ quốc gia thành viên của Liên Hợp Quốc, cũng đã ủng hộ lời kêu gọi hiệp ước này.

“Không còn nghi ngờ gì nữa, ô nhiễm nhựa không được kiểm soát sẽ trở thành một yếu tố góp phần vào cuộc đại tuyệt chủng lần thứ 6 đang diễn ra, làm sự sụp đổ hệ sinh thái trên diện rộng và xâm phạm ranh giới an toàn của hành tinh. Chúng ta biết làm thế nào để ngăn chặn ô nhiễm nhựa và chúng ta biết cái giá của việc không hành động chính là các hệ sinh thái biển của chúng ta - không có lý do gì để trì hoãn hiệp ước toàn cầu về ô nhiễm nhựa. Cách để các quốc gia thoát khỏi cuộc khủng hoảng nhựa là đồng ý tham gia một hiệp ước ràng buộc toàn cầu đề cập đến tất cả các giai đoạn trong vòng đời của nhựa và điều đó hướng chúng ta đến mục tiêu chấm dứt ô nhiễm nhựa đại dương vào năm 2030”, Ghislaine Llewellyn, Phó giám đốc Chương trình Đại dương, WWF cho biết.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cứu lấy gần 30ha rừng ngập mặn ở Nam Định: [Bài 2] Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm?

Chủ đầu tư Khu công nghiệp Rạng Đông phải chịu trách nhiệm nếu kênh xả thải khu công nghiệp chặn dòng chảy làm gần 30ha rừng ngập mặn ven biển Nghĩa Hưng bị thiệt hại.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm