Xao xuyến mùa cốm Hà Nội
Thứ Hai 17/10/2022 , 13:57 (GMT+7)Nhắc đến mùa thu Hà Nội không thể không nhắc đến cốm, tuy nhiên những công đoạn để sản xuất cốm dẻo thơm thì không nhiều người biết.
Nhắc đến mùa Thu Hà Nội không thể không nhắc đến cốm. Mùa cốm Hà Nội từ tháng 7 đến tháng 10 âm lịch, người làm cốm phải gặt lúa từ 2h sáng sau đó trải qua nhiều công đoạn để ra thành phẩm cốm thơm mùi lúa mới, dẻo ngọt.
Để có nguyên liệu tốt nhất làm cốm, cô Nguyễn Thị Lành làm cốm lâu năm (người làng Mễ Trì - Hà Nội) chia sẻ: "Việc phân loại và lựa chọn từng dé thóc không quá già, không quá non, người có kinh nghiệm làm cốm sẽ lựa chọn dé thóc "sữa" vừa độ chín để làm nguyên liệu".
Theo cô Lành, có nhiều loại lúa nếp để làm cốm như lúa nếp lương phượng, lúa nếp thơm, nếp tan, nếp quýt, nếp hoa cái hoa vàng… trong đó cốm làm bằng lúa nếp cái hoa vàng là ngon nhất.
Với mỗi công đoạn đòi hỏi nhân công làm việc liên tục để hoàn thành từng mẻ cốm. Cô Lành cho biết: "Thời điểm đúng vụ thì xưởng cốm của cô có hàng chục người làm liên tục, trung bình cơ sở sản xuất 1 tấn cốm/năm".
Cốm sau khi tuốt được lựa chọn hạt lúa đủ tiêu chuẩn làm cốm. Đây là khâu rất quan trọng, quyết định cốm sau này có ngon, xanh, đủ dẻo hay không.
Trong các công đoạn sản xuất, cô Lành đánh giá khâu rang cốm là quan trọng nhất. Người đứng bếp phải điều chỉnh lửa sao cho vừa để hạt thóc vừa đẹp lại vừa không bị sống, không bị vụn. Muốn giữ được nhiệt, bếp lò rang cốm phải đắp bằng xỉ than, nhiệt được đốt bằng củi (để dễ điều chỉnh nhiệt độ).
Bật mí công thức lúc rang, chủ xưởng cốm nói: "Lúc đầu rang lửa nóng, khi hạt thóc tái trắng thì bớt lửa, hạt thóc rang phải đảo liên tục sao cho nóng đều. Rang 30 phút thì xem thử, mỗi lần thử bốc lấy mấy hạt, lấy ngón tay cái miết mạnh lên từng hạt thóc, nếu thấy vỏ ngoài giòn, bên trong dẻo chín tới là được.
Thóc rang xong để nguội, cho vào cối giã, mỗi mẻ giã khoảng 5kg. Trong lúc giã thấy có trấu thì xúc ra, sảy trấu đi, giã lại tới 7 lần, mỗi lần phải tùy theo cốm khô hay ướt mà có biện pháp xử lý. Lần giã cốm thứ 5 phải phân ra làm 3 loại: cốm rón, cốm non, cốm gốc và giã riêng từng loại trong hai lần cuối.
"So với mọi năm thì năm nay cốm được giá, cụ thể 180.000 đồng/kg (bán buôn) còn mọi năm trên dưới 150.000 đồng. Bên cạnh đó lúa cũng được mùa nên năm nay gia đình tôi rất phấn khởi", cô Lành vui vẻ cho biết.
Đề cập đến nghề cốm liệu sau này có mai một không? Cô Lành tâm sự: "Tôi không nghĩ nghề này bị mai một vì trong làng mọi người làm cốm vẫn còn nhiều, riêng nhà tôi tính đến con trai tôi thì cũng 4 đời theo nghề làm cốm".
tin liên quan
Nhộn nhịp chợ đào Tết trên cao nguyên Mộc Châu
Sơn La Không khí Tết rộn ràng trên cao nguyên Mộc Châu, Vân Hồ, nơi sắc đào thắm hồng xen lẫn sắc mận trắng tinh khôi và tình người ấm áp xua tan giá lạnh miền núi.
Xếp hàng mua gà ngậm hoa trên 'phố nhà giàu'
Tại chợ Hàng Bè (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), nhiều người đã có mặt ngay từ sáng sớm để mua gà tiên ngậm hoa, chuẩn bị cho lễ cúng ông Công, ông Táo.
Thủ phủ hành tỏi rộn tiếng cười ngày cuối năm
Nếu bán kịp trà sớm, người trồng hành có thể lãi đến 12 triệu đồng/sào. Vào cuối tháng chạp, giá giảm nhưng lợi nhuận vẫn được giữ ở mức 6-8 triệu đồng/sào.
Nhóm bạn trẻ 11 năm liền hỗ trợ đưa ông Táo lên trời
11 năm qua, các bạn trẻ của Nhóm Cá Chép luôn có mặt mỗi dịp Tết ông Táo, hỗ trợ người dân thả cá với thông điệp 'Thả cả đừng thả túi nilon'.
Làng rèn 300 năm tuổi ngày đêm đỏ lửa dịp cận Tết
Quảng Ngãi Từ sáng sớm đến tối mịt, làng rèn truyền thống ở xã Tịnh Minh (Sơn Tịnh, Quảng Ngãi) luôn đỏ lửa để kịp sản xuất ra các sản phẩm cung ứng cho thị trường Tết.
Lãnh đạo Bộ NN-PTNT dâng hương, thả cá tại khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh
Sáng 21/1, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến và đoàn cán bộ của Bộ NN-PTNT dâng hương tưởng niệm và thả cá nhân dịp Xuân Ất Tỵ tại khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh.