| Hotline: 0983.970.780

Xây dựng Hải Phòng phát triển với một tầm vóc, vị thế mới

Thứ Tư 17/11/2021 , 15:03 (GMT+7)

HẢI PHÒNG Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV đã nhất trí thông qua việc cho thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hải Phòng.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cùng các đại biểu tiếp xúc cử tri tại quận Hải An. Ảnh. Đàm Thanh.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cùng các đại biểu tiếp xúc cử tri tại quận Hải An. Ảnh. Đàm Thanh.

Ngày 17/11, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp xúc cử tri, báo cáo kết quả Kỳ họp thứ Hai, Quốc hội khóa XV, tại quận Hải An, TP. Hải Phòng.

Hội nghị được tổ chức trực tuyến tới điểm cầu các phường trên địa bàn quận, đảm bảo các yêu cầu phòng chống dịch Covid-19.

Tại Hội nghị, Chủ tịch Quốc hội ghi nhận trong thời gian qua, Hải Phòng đã rất nỗ lực cùng phối hợp với các cơ quan Trung ương trình Quốc hội dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hải Phòng.

Đồng thời thông tin tới cử tri về những đổi mới trong tổ chức Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV về việc Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hải Phòng đã được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp.

Chủ tịch Quốc hội đánh giá, từ Nghị quyết 32 đến Nghị quyết 45 của Bộ Chính trị đã có sự thay đổi rất lớn.

Nếu Nghị quyết 32 coi Hải Phòng là một cực tăng trưởng các tỉnh phía Bắc trong tam giác phát triển thì Nghị quyết 45 đặt Hải Phòng trong một “tầm vóc” khác, không chỉ là một cực tăng trưởng mà còn là động lực phát triển cho khu vực và cả nước.

"Hải Phòng trở thành một thành phố hiện đại, đi đầu, hoàn thành sớm công nghiệp hoá, hiện đại hoá, có vị thế không chỉ trong nước và cả khu vực và quốc tế. Như vậy, cần có chính sách, cơ chế đặc thù để đáp ứng được yêu cầu phát triển, hiện thực hoá quyết tâm chính trị đó", Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Chủ tịch Quốc hội ghi nhận trong thời gian qua, Hải Phòng đã rất nỗ lực cùng phối hợp với các cơ quan Trung ương đã trình Quốc hội dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hải Phòng. Ảnh: Đàm Thanh.

Chủ tịch Quốc hội ghi nhận trong thời gian qua, Hải Phòng đã rất nỗ lực cùng phối hợp với các cơ quan Trung ương đã trình Quốc hội dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hải Phòng. Ảnh: Đàm Thanh.

Liên quan đến ý kiến của cử tri về triển khai xây dựng Đề án thành lập Khu thương mại tự do, Chủ tịch Quốc hội cho biết, Quốc hội đã có ý kiến giao Thành uỷ Hải Phòng cùng các Bộ, ngành tiếp tục nghiên cứu kỹ hơn chủ trương này để báo cáo Bộ Chính trị.

Còn việc hoàn thiện thủ tục, xây dựng và đưa vào hoạt động bến cảng Lạch Huyện số 3+4 và 5+6, đến nay, chủ trương đã được duyệt, nếu được chuẩn bị tích cực thì sẽ có thể khởi động Dự án trong năm 2022.

Về chiến lược phòng chống dịch Covid-19, Chủ tịch Quốc hội thông tin, Chính phủ đang ráo riết triển khai thực hiện theo kết luận của Trung ương và Nghị quyết của Quốc hội để thích ứng linh hoạt, kiểm soát an toàn và hiệu quả dịch bệnh.

Trong Nghị quyết của Quốc hội đã yêu cầu phải xây dựng tổng thể, có cơ sở khoa học và thực tiễn và thực hiện đồng bộ, thống nhất, với phương án, kịch bản trên cơ sở tăng cường khả năng dự báo, khắc phục tình trạng bị động, lúng túng.

Đối với việc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, Chỉ tịch Quốc hội cho biết hiện Chính phủ đang cố gắng phân bổ sớm nguồn vốn để có thể giải ngân ít nhất 90% trong năm nay.

Về vấn đề bảo trợ xã hội, Quốc hội đã thống nhất trong Chương trình giảm nghèo 5 năm tới, những hộ nghèo nào không thể hỗ trợ xoá nghèo do hoàn cảnh đặc biệt thì sẽ chuyển sang bảo trợ xã hội.

Theo mức độ, khả năng ngân sách sẽ nghiên cứu nâng mức trợ cấp xã hội từ 270.000 đồng lên 360.000 đồng/người/tháng.

Cử tri nêu ý kiến tại Hội nghị. Ảnh: Đàm Thanh.

Cử tri nêu ý kiến tại Hội nghị. Ảnh: Đàm Thanh.

Đối với các vấn đề kiến nghị về tăng cường các thiết chế cho công nhân, người lao động làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất của cử tri, trong gói kích thích, hỗ trợ kinh tế tới đây, các cơ quan Quốc hội và Chính phủ sẽ trình, trong đó dành một phần vốn để phục vụ cho việc cải tạo chung cư cũ, xây dựng nhà ở xã hội, và có các thiết chế cho người lao động.

Bên cạnh đó, Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý việc phát triển đô thị ở Hải Phòng phải chú trọng gắn với kinh tế đô thị, đồng thời gắn với công nghiệp hoá, các khu công nghiệp phải xây dựng đồng bộ cùng đô thị, trường trung học, trường mầm non…  Và cần xây dựng một số Đề án liên quan đến xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân.

Cũng tại Hội nghị, Chủ tịch Quốc hội cũng nhất trí với ý kiến cử tri đề xuất có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư, phát triển vận tải thủy nội địa nhằm giảm tải cho vận tải phương thức khác; nghiên cứu xây dựng bến cảng container tại Nam Đồ Sơn hoặc huyện Tiên Lãng.

Xem xét các vấn đề quy hoạch về tiềm năng phát triển của Cảng hàng không Quốc tế Cát Bi, đồng tình với việc hỗ trợ cho các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập, các gói an sinh xã hội và cải thiện hạ tầng, tăng cường chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục…

"Trước mắt, tập trung chuẩn bị các nguồn lực vắc xin, thuốc điều trị; đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin cho học sinh từ 12 đến dưới 18 tuổi và các đối tượng trẻ em ở độ tuổi khác khi có sự đánh giá về y tế để tạo miễn dịch cộng đồng", Chủ tịch Quốc hội nêu rõ.

Xem thêm
Tổng cục Thuế chỉ đạo tinh gọn và siết chặt kỷ luật ngành

Tổng cục Thuế chỉ đạo toàn ngành tinh gọn bộ máy, siết chặt kỷ luật, đảm bảo hiệu quả công tác và hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước.

Gượng dậy sau bão Yagi: Nơi bảo tồn nguồn gen 15 loài cá biển quý hiếm

Anh Phạm Văn Thìn - Trưởng phòng Nuôi giữ và Bảo tồn nguồn gen của Trung tâm Quốc gia Giống hải sản miền Bắc lái cano chở tôi ra khu Tai Kéo vịnh Lan Hạ.

Quảng Ngãi kiến nghị hỗ trợ gần 1.300 tỷ đồng khắc phục hậu quả thiên tai

Nguồn kinh phí mà tỉnh Quảng Ngãi kiến nghị Trung ương hỗ trợ sẽ sử dụng để nâng cấp các hồ chứa, khắc phục sạt lở và xây dựng các khu tái định cư.