| Hotline: 0983.970.780

'Xe tăng' Đức kích hoạt chính sách phát triển bóng đá trẻ

Thứ Tư 28/03/2018 , 12:35 (GMT+7)

Đội tuyển Đức từng nổi tiếng với sự già dơ và thần kinh thép ở những giải đấu lớn, nhưng sau thất bại ở World Cup 1998 và Euro 2000, họ thay đổi tư duy làm bóng đá bằng cách trọng dụng những tài năng tuổi mười chín đôi mươi.

Phải hành động

Khi Davor Suker găm quả bóng vào lưới Đức ở tứ kết World Cup 1998, huyền thoại người Croatia không chỉ lật chiếc ghế HLV của Berti Vogts, mà còn ấn nút kích hoạt chính sách phát triển bóng đá trẻ được Dietrich Weise khởi xướng.

08-30-23_nh_3
Tuyển Đức vô địch World Cup 2014

Egidius Braun, Chủ tịch LĐBĐ Đức (DFB), phê duyệt kế hoạch trị giá gần 2 triệu USD thời điểm đó, để thành lập 121 trung tâm bóng đá địa phương. Nhiệm vụ của mỗi trung tâm là đảm bảo mỗi tuần đều có một buổi, kéo dài khoảng 2 giờ, những HLV sẽ hướng dẫn kỹ thuật bóng đá cơ bản cho 4.000 trẻ em ở độ tuổi từ 13 đến 17. Ở cấp độ thành phố hoặc bang, những nơi có cơ sở vật chất tốt, các hiệp hội bóng đá khu vực sẽ tiếp nhận khoảng 10.000 cậu bé dưới 12 tuổi đào tạo hàng ngày. Mục tiêu của DFB là không bỏ sót bất cứ tài năng nào trên khắp đất nước.

Toni Kroos là một ví dụ. Tiền vệ trung tâm hàng đầu thế giới hiện nay được phát hiện từ một ngôi làng hẻo lánh sát biên giới Ba Lan, cách thủ đô Berlin gần 300 kilomet. Dù được sinh ra trong một gia đình có truyền thống thể thao, với bố làm HLV đội U19 Hansa Rostock, nhưng Kroos lại tỏ ra nghịch ngợm và khó dạy bảo. Anh bỏ tập, chống đối HLV đội trẻ, và bị đuổi khỏi đội hai lần, một ở đội anh theo học từ nhỏ, và một từ đội của bố. Tuy nhiên, mọi cánh cửa vẫn không đóng lại với tiền vệ này, khi anh vẫn được các ông thầy cũ đánh dấu, là “đáng quan tâm”. Kroos được đội bóng danh tiếng Bayern Munich đồng ý cho tập nhờ cùng đội trẻ, sau khi chí thú lập nghiệp khi quen cô vợ hiện tại Jessica Farbe, rồi dần khẳng định được tên tuổi.

Kroos chỉ là một trong số hàng nghìn đứa trẻ đổi đời nhờ chính sách tiêu tốn hàng triệu USD mỗi năm của DFB. Dù vậy, với “cha đẻ” Weise và Schott, những người đã đôn đáo ngang dọc khắp nước Đức một năm trời để tìm những địa điểm thích hợp cho các trung tâm trong mạng lưới tuyển trạch, đấy là phần thưởng xứng đáng.

Theo lời Weise, vấn đề khó nhất không hẳn là thuyết phục các đội bóng đồng hành và tìm thầy, mà chính là việc thuyết phục làm sao để các bậc cha mẹ cho phép con theo học bóng đá. Ai cũng biết, nghiệp quần đùi áo số rất ngắn ngủi và chỉ có chưa đến 1% số trẻ em sống được với nghề. Bất chấp DFB sẵn sàng chi tiền xăng xe và suất ăn cho các em đi học, “không phải ai cũng muốn đến trung tâm bằng xe buýt”, Weise tâm sự.

Mọi chuyện được giải quyết khi mọi trung tâm đều chỉ cách nhà học viên hơn 20 kilomet và những người không thể theo bóng đá chuyên nghiệp, thường được gọi là “sản phẩm lỗi”, được cam kết bố trí việc làm phù hợp hoặc chu cấp tiền để học nghề. Mỗi học viên tham gia vào khóa huấn luyện đều có cảm giác “bình thường”, sáng học văn hóa, chiều ra sân tập, tối về cùng gia đình. Tiền bạc cũng từng là một vấn đề lớn để DFB có thể thực hiện đầy đủ, xuyên suốt chương trình dài hơi này, nhưng sau một thất bại nữa, ở Euro 2000, nơi Đức bị loại ngay vòng bảng, tất cả đều nhận ra rằng cần phải có một cuộc cải cách, nhất là khi chỉ 6 năm sau Đức sẽ đăng cai World Cup.
 

Tác dụng ngược

Gần 8 năm sau ngày bắt đầu cải tổ, người Đức hưởng trái ngọt đầu tiên: vô địch giải U19 châu Âu (2008). Năm 2009, đội U17 và U21 cùng đăng quang tại lục địa già. Rất nhiều gương mặt của đội U21 năm 2009 như Mesut Ozil, Sami Khedira, Mats Hummels, Jerome Boateng, Benedikt Howedes, Manuel Neuer trở thành trụ cột giúp đội tuyển Đức vô địch World Cup 2014.

Bằng mô hình học viện bóng đá đồng nhất, các trường dạy bóng đá tại Đức giống nhau từ kích cỡ sân tập, nhà ở, số lượng HLV ở đội trẻ, cơ sở hạ tầng… thậm chí là cả số lượng đèn chiếu sáng. Điều ấy mang đến điểm lợi, chẳng hạn như tại Cup Liên đoàn các châu lục 2017, thầy trò Joachim Low vô địch dễ dàng nhờ các cầu thủ chịu ảnh hưởng từ cùng một triết lý. Nhưng tác dụng phụ lại đang khiến nước Đức khó bề xử lý.

Đầu tiên là số lượng cầu thủ trẻ ngày một nhiều, đến mức mà chính những CLB cũng không thể kiểm soát được việc “sản xuất”. Thứ hai, cầu thủ trẻ Đức có chất lượng sàn sàn nhau, cùng chơi thiên về kỹ thuật, và hầu như chỉ mạnh ở tuyến tiền vệ. Thứ ba, là họ thiếu một môi trường đỉnh cao để rèn luyện, bởi Bundesliga bây giờ cũng ngập tràn các cầu thủ trẻ. Họ thường phải tìm cách ra nước ngoài để đạt tới đẳng cấp cao hơn.

Ở một đất nước từng tạo ra những thủ lĩnh đáng sợ như Stefan Effenberg, Oliver Kahn và Lothar Matthaus, nhiều người Đức quan ngại, phương pháp tiếp cận đồng nhất sẽ tạo ra những thế hệ cầu thủ thiếu cá tính, với tâm lý kém vững vàng vào thời khắc quyết định.

Xem thêm
Bốn họa sĩ Việt kiều đầu xuân cùng 'chào Việt Nam'

Bốn họa sĩ Việt kiều Anh Bach (Bạch Hoàng Anh) Mina Ho Ferrante (Hồ Mộng Nhã Uyển) Tim Nguyen (Nguyễn K Quy) và Ly Tran (Trần Phương Ly) triển lãm nhóm tại TP.HCM.

Phim trăm tỷ đâu chỉ dành riêng sân chơi cho Trấn Thành

Phim trăm tỷ dịp Tết Ất Tỵ không còn là màn độc diễn tên tuổi Trấn Thành mà có sự rượt đuổi giữa nhiều sản phẩm giải trí được đầu tư mức độ khác nhau.

Tuyển Việt Nam đá giao hữu với Campuchia tại Bình Dương

Nằm trong kế hoạch chuẩn bị cho vòng loại cuối Asian Cup 2027, đội tuyển Việt Nam sẽ thi đấu giao hữu với đội tuyển Campuchia tại sân Gò Đậu (Bình Dương).

Người dân Cần Thơ mãn nhãn màn đua thuyền buồm trên sông Hậu

Ngày 29/12, lần đầu tiên TP Cần Thơ tổ chức giải đua thuyền buồm, một hoạt động mới lạ trong chuỗi hoạt động chào mừng Ngày hội Du lịch - Đêm hoa đăng Ninh Kiều.

Bình luận mới nhất