Yên Bái 'xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc'
Thứ Năm 04/04/2024 , 08:59 (GMT+7)Đến năm 2030, tỉnh Yên Bái phấn đấu phát triển theo hướng 'xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc', nằm trong nhóm 5 tỉnh phát triển của vùng trung du miền núi Bắc Bộ.
Tỉnh Yên Bái có vị trí thuận lợi để kết nối hoạt động kinh tế với các đô thị nằm trên hành lang Thủ đô Hà Nội, các đô thị cửa khẩu và cảng biển, có tiềm năng lớn trong thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, logistics, thương mại dịch vụ đô thị; có cảnh quan thiên nhiên đặc trưng, đa dạng về địa hình, thuận lợi để hình thành một đô thị có bản sắc, tài nguyên du lịch sinh thái và văn hóa phong phú.
Giao thông rất thuận lợi với hệ thống đường sắt, đường bộ, đường thuỷ, hàng không. Trong đó, đường bộ có trên 4.647 km, gồm 4 tuyến quốc lộ với tổng chiều dài 375,5 km; 15 tuyến tỉnh lộ với tổng chiều dài 441 km. Từ thành phố Yên Bái có đường ô tô đến trung tâm 180 xã, phường, thị trấn trong tỉnh và có đường cao tốc Nội Bài - Yên Bái - Lào Cai - Côn Minh (Trung Quốc). Yên Bái trở thành trung điểm của của tuyến hành lang kinh tế Côn Minh (Trung Quốc) - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Đường sắt Hà Nội - Lào Cai - Côn Minh qua địa phận tỉnh 87 km.
Những năm qua, tỉnh Yên Bái đã huy động nhiều nguồn lực để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị. Nhờ đó, kinh tế của tỉnh phát triển với tốc độ nhanh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường.
Công tác quy hoạch được quan tâm triển khai bài bản, có tầm nhìn dài hạn, tạo nền tảng quan trọng cho thành phố phát triển. Tại thành phố Yên Bái đã hoàn thành quy hoạch chung, quy hoạch phân khu các xã, phường, quy hoạch nông thôn mới các xã và nhiều quy hoạch chi tiết các khu đô thị mới như: Khu đô thị Bách Lẫm, Khu đô thị Tuần Quán, Khu đô thị sinh thái Đầm Xanh, Khu đô thị Hạnh Phúc.
Hạ tầng đô thị thành phố có bước phát triển đột phá theo hướng đồng bộ, hiện đại; bộ mặt đô thị thành phố đã có nhiều đổi thay theo hướng khang trang, sáng, xanh, sạch đẹp hơn.
Mục tiêu dài hạn của tỉnh Yên Bái là tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, xây dựng và phát triển tỉnh Yên Bái trên cơ sở khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, tiềm năng, lợi thế; đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ, chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo động lực phát triển nhanh và bền vững. Phát triển hài hoà các khu vực kinh tế; đưa kinh tế tư nhân thực sự trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế.
Đến năm 2030, phấn đấu phát triển nhanh, toàn diện, bền vững theo hướng “Xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc”; phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng con người Yên Bái “thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập”.
Chú trọng bảo vệ môi trường sinh thái, sử dụng hiệu quả tài nguyên, chủ động ứng phó thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu, phấn đấu đưa Yên Bái nằm trong nhóm 5 tỉnh phát triển hàng đầu của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ.
Đến năm 2030, toàn tỉnh có 7 đơn vị hành chính cấp huyện đạt chuẩn hoặc hoàn thành xây dựng nông thôn mới, trong đó 1 huyện đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, 2 huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 90% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó 40% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 20% số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.
Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân đạt 8,5%/năm. GRDP bình quân đầu người đạt trên 125 triệu đồng. Kinh tế số chiếm 13,5% GRDP. Tỷ lệ đô thị hóa đạt từ 28-30%.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, tập trung cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, giá trị gia tăng, đẩy mạnh phát triển kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới hiện đại, bền vững. Khuyến khích phát triển nông nghiệp xanh, sạch, hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao, thông minh.
Phát triển lâm nghiệp đa mục tiêu, nâng cao chất lượng, hiệu quả rừng trồng gỗ lớn, phát triển dược liệu dưới tán rừng. Phát huy lợi thế so sánh, sự đa dạng các vùng sinh thái, phát triển các sản phẩm chủ lực, đặc sản, hữu cơ, OCOP gắn với phát triển du lịch, dịch vụ, công nghiệp chế biến, bảo quản, tiêu thụ, phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Hình thành và phát triển các mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị; thu hút, khuyến khích doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư vào sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
Yên Bái phấn đấu tỷ lệ hộ nghèo giai đoạn 2022-2025 giảm bình quân 3,3%/năm theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025; giai đoạn 2026-2030 giảm bình quân 2,0 - 2,5%/năm theo chuẩn nghèo từng thời kỳ.
Phát triển công nghiệp theo hướng bền vững, hiệu quả, thân thiện với môi trường. Tập trung phát triển các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chủ lực, có lợi thế cạnh tranh như: Chế biến nông lâm sản gắn với khai thác, phát triển vùng nguyên liệu, trọng tâm là chế biến gỗ rừng trồng công nghệ cao, đưa Yên Bái trở thành một trong các trung tâm chế biến lâm sản của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ; khai thác và chế biến sâu khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng cao cấp; cơ khí, điện tử, công nghiệp phụ trợ; phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; đồng thời, phát triển hợp lý một số ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động địa phương như dệt may, da giày.
Ưu tiên lựa chọn các dự án công nghiệp ứng dụng công nghệ cao, tiết kiệm tài nguyên, năng lượng, thân thiện với môi trường, công nghệ sinh học. Tiếp tục hỗ trợ phát triển công nghiệp nông thôn, làng nghề gắn với chế biến, tiêu thụ nông lâm sản.
Đẩy mạnh phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, liên kết chặt chẽ giữa công nghiệp với nông nghiệp và các ngành dịch vụ liên quan như: Thương mại, vận tải, logistics, xuất nhập khẩu…
Đến năm 2030, toàn tỉnh giữ nguyên diện tích 3 khu công nghiệp Phía Nam, Âu Lâu, Trấn Yên; mở rộng diện tích khu công nghiệp Minh Quân; quy hoạch phát triển mới 4 khu công nghiệp Y Can, Đông An, Thịnh Hưng, Lục Yên.
Đến năm 2050, Yên Bái đặt mục tiêu trở thành tỉnh phát triển toàn diện, bền vững, xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc; thuộc nhóm các tỉnh phát triển hàng đầu trong vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, là hình mẫu phát triển xanh của vùng và cả nước. Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, đô thị đồng bộ, thông minh, hiện đại; bản sắc văn hóa các dân tộc được bảo tồn và phát huy; môi trường sinh thái được bảo vệ, xã hội hài hòa với thiên nhiên; đời sống của người dân hạnh phúc; quốc phòng - an ninh được bảo đảm vững chắc.
tin liên quan
IPhone 17 Air dự kiến có giá bán thấp hơn phiên bản iPhone 17 Pro
IPhone 17 Air dự kiến có giá bán thấp hơn phiên bản iPhone 17 Pro. IPhone 17 Air hoàn toàn có thể sở hữu mức giá thấp nhất là 899 USD.
Giá tiêu hôm nay 22/1/2025: Đồng loạt tăng mạnh 1.500 - 2.000 đồng/kg
Giá tiêu hôm nay 22/1/2025 trong nước tăng mạnh tại hầu hết các khu vực trồng trọng điểm từ 1.500 - 2.000 đồng/kg và dao động trong khoảng 146.000 - 147.500 đồng/kg
Giá cao su hôm nay 22/1/2025: Biến động trái chiều
Giá cao su hôm nay 22/1/2025: Giá cao su trên thị trường thế giới ghi nhận xu hướng biến động trái chiều tại các sàn giao dịch lớn.
Giá lúa gạo hôm nay 22/1/2025: Giá lúa giảm sâu
Giá lúa gạo hôm nay 22/1/2025: Giá lúa gạo tại khu vực ĐBSCL ghi nhận sự biến động mạnh ở mặt hàng lúa với mức giảm sâu, trong khi giá gạo duy trì ổn định.
Giá cà phê hôm nay 22/1/2025: Tăng mạnh trong nước và quốc tế
Giá cà phê hôm nay 22/1/2025: Giá cà phê trong nước tiếp tục tăng mạnh, ghi nhận mức tăng từ 1.000 - 1.500 đồng/kg và dao động từ 119.300 – 121.300 đồng/kg.
Bảng giá vàng 9999 24K 18K SJC DOJI PNJ hôm nay 22/1/2025
Bảng giá vàng 9999, 24K, 18K, 14K, 10K, SJC, Mi hồng, BTMC, DOJI, PNJ hôm nay 22/1/2025. Giá vàng hôm nay 22/1 tăng hay giảm? Bao nhiêu một lượng?