| Hotline: 0983.970.780

3 bệnh nhân nghèo được Tổ chức Giác mạc Châu Á tài trợ ghép giác mạc

Thứ Bảy 28/10/2017 , 19:13 (GMT+7)

Ngày 28/10/2017, 3 bệnh nhân nghèo Thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng được GS Donald Tan, thực hiện ghép giác mạc từ nguồn giác mạc được tài trợ từ Tổ chức Giác mạc Châu Á (Asia Cornea Foundation) có trụ sở tại Singapore.

GS.BS Donald Tan và Bà Nguyễn Lệ Thu, GĐ Tiếp thị &Phát triển KD của Bệnh viện FV trong họp buổi báo.

Các bệnh nhân không chỉ được giáo sư nhãn khoa hàng đầu thế giới ghép giác mạc mà còn được hưởng chế độ chăm sóc đặc biệt tại FV - bệnh viện đạt tiêu chuẩn JCI (Joint Commission International). JCI là một chứng nhận chất lượng y tế có uy tín tầm quốc tế, rất khắt khe về chất lượng và an toàn bệnh nhân. 3 bệnh nhân được Giáo sư bác sĩ Donald Tan ghép giác mạc ngay trong chiều ngày 28/10/2017 là Lý De (35 tuổi), Dương Na Mal (34 tuổi) và Lê Văn Châu (60 tuổi).

Bệnh nhân Lý De và Dương Na Mal sẽ được miễn phí hoàn toàn giác mạc, chi phí phẫu thuật và viện phí. Ông Lê Văn Châu được miễn phí giác mạc, miễn phí 30% chi phí phẫu thuật và viện phí. Còn 1 bệnh nhân thuộc danh sách được ghép giác mạc miễn phí hoàn toàn nữa là Thạch Thị Sang (26 tuổi) nhưng ca phẫu thuật sẽ được GS.BS Donald Tan thực hiện vào tháng 1/2018, khi có giác mạc phù hợp.

Tổng chi phí cho 4 ca ghép giác mạc này khoảng 1 tỷ đồng. Giáo sư Donald Tan miễn phí chi phí phẫu thuật với số tiền tương đương 400 triệu đồng; bệnh viện FV hỗ trợ chi phí bệnh viện, chi phí ăn uống, đi lại và khách sạn cho các bệnh nhân trong thời gian phẫu thuật với số tiền tương đương 400 triệu đồng. Chương trình còn nhận được sự tài trợ giác mạc từ Tổ chức Giác mạc châu Á có trụ sở tại Singapore (Asia Cornea Foundation in Singapore), tương đương 200 triệu đồng; thuốc nhỏ mắt từ Công ty dược Santen(Nhật Bản) và 30 triệu đồng tiền mặt từ thương hiệu Kamala tại TP.HCM.

Bà Nguyễn Lệ Thu, Giám đốc Tiếp thị và Phát triển Kinh doanh Bệnh viện FV cho biết, từ tháng 5/2016, FV đã trở thành bệnh viện tư nhân đầu tiên ở Việt Nam tiến hành ghép giác mạc với chuyên gia thực hiện phẫu thuật là Giáo sư Donald Tan. Tính đến thời điểm này, đã có 30 ca ghép do GS Tan thực hiện tại đây đã và đang phục hồi thị lực. Tại Việt Nam hiện nay, số lượng ca ghép giác mạc không cao như mong đợi. Lý do chính là nguồn giác mạc hiến tặng còn hạn chế. Người Việt nói chung không muốn hiến giác mạc vì tâm lý thân thể phải nguyên vẹn sau khi qua đời...

GS. BS Donald Tan cho biết, với hơn 25 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này, tôi vô cùng may mắn vì có thể giúp thay đổi ngành phẫu thuật ghép giác mạc trên phạm vi toàn cầu, bao gồm việc sáng tạo các phương pháp ghép giác mạc từng phần (chỉ thay thế những lớp giác mạc có vấn đề và giữ lại những lớp bình thường). Nhờ các phương pháp ghép mới ấy, tỷ lệ ghép thành công có thể lên đến 98% và các thủ thuật mới này giúp bảo đảm ít biến chứng hơn, bệnh nhân có thị lực tốt hơn so với những phương pháp ghép thông thường trước đây.

 Phạm Văn Tiền, một trong những bệnh nhân Việt Nam đầu tiên được ghép giác mạc tại Bệnh viện FV tháng 6/2016 cảm ơn và chụp hình lưu niệm cùng GS.BS Donald Tan.

 

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm