| Hotline: 0983.970.780

Thứ Năm 17/05/2018 , 06:30 (GMT+7)

06:30 - 17/05/2018

60 ngày để hạ nhiệt Thủ Thiêm

Câu chuyện nóng bỏng của khu đô thị mới Thủ Thiêm, cuối cùng cũng được người đứng đầu Chính phủ trực tiếp giải quyết.

Ngày 15/5/2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc họp quan trọng để tìm cách hạ nhiệt cho những bức xúc xung quanh dự án được quan tâm nhất hiện nay trên cả nước. Một lần nữa Chính phủ khẳng định sự đúng đắn và sự cần thiết của quyết định phê duyệt QĐ 367/TTg năm 1996 mà cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã ban hành, đồng thời đánh giá cao sự hợp tác của người dân nằm trong diện quy hoạch đã di dời phục vụ cho chủ trương xây dựng một trung tâm hành chính – kinh tế qui mô và sang trọng. Tuy nhiên, quá trình triển khai đã nảy sinh không ít bất cập. Trước mắt, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu UBND TP.HCM khẩn trương rà soát, giải quyết các khiếu kiện của người dân, thực hiện ngay các chính sách phù hợp đối với người dân, nhất là những người đã bàn giao đất mà chưa nhận nhà tái định cư hoặc bị cưỡng chế mà chưa có chỗ ở thì phải có ngay các giải pháp cần thiết để lo cho người dân, không để người dân quá khó khăn.

Với tinh thần Chính phủ kiến tạo đã xác định “phải nhìn thẳng sự thật, việc gì đúng thì tiếp tục giải thích, thuyết phục, việc gì sai thì cương quyết sửa chữa”, chắc chắn Thủ Thiêm sẽ nhanh chóng trở thành biểu tượng đô thị văn minh. Những rắc rối thực sự không khó hóa giải, nếu tất cả đều công khai và minh bạch.

Từ năm 2002, Thủ tướng cho thu hồi 930 ha, đến năm 2005 UBND TPHCM lại điều chỉnh quy hoạch và năm 2009 thì thừa nhận thu hồi thêm 4,3 ha thuộc phường Bình An, quận 2. Như vậy, tính ở thời điểm năm 2018 mà UBND TPHCM hốt hoảng loan tin chưa tìm thấy bản đồ quy hoạch gốc, thì cần trả lời rõ ràng đã mở rộng dôi dư bao nhiêu ha và sử dụng vào lợi ích dân sinh gì?

Người dân băn khoăn về ranh giới quy hoạch, không phải không có lý lẽ xác đáng. Mỗi mét vuông đất, dù bùn lầy nước đọng hoặc phù sa màu mỡ, cũng là sở hữu toàn dân, mỗi người đều có quyền được biết một cách cụ thể. Do vậy, những đơn vị chức năng như Sở Giao thông Vận tải TPHCM có quyền ra văn bản đóng dấu “Mật” trong những giao dịch chiến lược đổi đất lấy hạ tầng hoặc đổi đất lấy công trình không? Nếu đó là những động thái nghiêm túc và trong sáng, thì cứ đàng hoàng niêm yết cho cộng đồng cùng chia sẻ và thấu hiểu lẫn nhau giữa một xã hội tiến bộ. Khu đô thị mới Thủ Thiêm là một dự án tầm cỡ quốc gia, mọi vướng mắc phải do chính quyền đứng ra minh định trắng đen, chứ không thể do những doanh nghiệp tư nhân như Đại Quang Minh tự đăng đàn phân bua phải trái!

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho thời hạn để có phương án giải quyết những tồn tại của Khu đô thị mới Thủ Thiêm báo cáo lên Chính phủ trước ngày 15/7/2018. Như vậy, các cơ quan liên đới trách nhiệm có 60 ngày đầy thiện chí và đầy quyết tâm, cho một Thủ Thiêm bình yên và thịnh vượng!

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm