| Hotline: 0983.970.780

Thứ Sáu 05/04/2024 , 16:33 (GMT+7)
Trần Thanh Sơn

Trần Thanh Sơn

Nhà báo 16:33 - 05/04/2024

Cadimi từ đâu em tới?

Xin mượn lời ca 'Mimosa từ đâu em tới' trong bài hát 'Mimosa' của nhạc sĩ Trần Kiết Tường để nói lên nỗi lo của các doanh nghiệp xuất khẩu sầu riêng về Cadimi.

Nỗi lo ấy xuất hiện kể từ khi có thông tin 30 lô sầu riêng bị Trung Quốc cảnh báo về dư lượng Cadimi, mà đến nay vẫn chưa ai biết Cadimi đó đến từ đâu.

Bài liên quan

Nguyên nhân nhiễm Cadimi thì chưa ai rõ, nhưng rõ ràng sự cảnh báo từ Trung Quốc đang gây ra mối lo ngại lớn cho các nhà xuất khẩu sầu riêng. Bởi không ai biết chắc được những lô sầu riêng đang chờ xuất khẩu, đang chuẩn bị thu hoạch có dư lượng Cadimi hay không trong bối cảnh chưa có cơ quan chức năng nào khẳng định về nguồn lây nhiễm Cadimi.

Đó cũng là mối lo ngại của các doanh nghiệp xuất khẩu trái cây khác, hay xuất khẩu hồ tiêu, cà phê…, là những nông sản “hàng xóm, láng giềng” gần gũi với cây sầu riêng, khi mà tại tại buổi họp báo thường kỳ quý 1/2024 của Bộ NN-PTNT, ngày 1/4, đại diện của Cục Bảo vệ thực vật đã nêu ra các giả thiết có thể dẫn tới sầu riêng bị nhiễm kim loại nặng trong quá trình canh tác như: đất bị nhiễm Cadimi hoặc từ nguồn nước, không khí từ khí thải của nhà máy hoặc trong quá trình thu hoạch, người dân dùng nước sơ chế sầu riêng.

Với đặc thù sản xuất cây ăn trái ở Việt Nam, các vườn sầu riêng thường nằm xen kẽ với các vườn cây ăn trái khác (Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam bộ), hay vườn tiêu, vườn cà phê (Tây Nguyên)…

Do đó, nếu Cadimi có thể có ở trong đất, trong nước hay trong không khí như trong giả thiết nói trên, thì không chỉ sầu riêng mà nhiều nông sản chủ lực khác cũng đã có nguy lớn bị nhiễm Cadimi.

Và nguy cơ nhiều loại nông sản xuất khẩu chủ lực cũng bị các thị trường cảnh báo về dư lượng Cadimi, giống như chuyện đã xảy ra với sầu riêng, là khó tránh khỏi. Nếu điều đó xảy ra, uy tín và hình ảnh của nông sản Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng nặng nề trên thị trường thế giới và ảnh hưởng nghiêm trọng tới.

Chính vì vậy, nhiều chuyên gia, doanh nhân ngành rau quả đang rất lo ngại và mong mỏi nguồn lây nhiễm Cadimi sớm được làm sáng tỏ.

TS Nguyễn Đăng Nghĩa, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn nông nghiệp nhiệt đới, cho rằng, việc xác định và công bố nguyên nhân chính xác gây nhiễm dư lượng Cadimi trên sầu riêng phải được các cơ quan chức năng khẩn trương làm rõ và sớm công bố công khai để không ảnh hưởng đến xuất khẩu nông sản Việt Nam. Trong đó, phải làm rõ xem đất, nước và không khí tại các vùng trồng sầu riêng hiện nay, có đúng là đang bị ô nhiễm Cadimi hay không?

Cadimi từ đâu em tới? Câu hỏi này có lẽ không khó để có câu trả lời nếu như các cơ quan chức năng vào cuộc một cách khẩn trương, quyết liệt với tinh thần làm sáng tỏ vấn đề để có các giải pháp khắc phục kịp thời nhằm giúp cho sầu riêng Việt Nam tránh khỏi những nguy cơ lây nhiễm tương tự.

Qua đó, góp phần quan trọng vào việc bảo vệ uy tín, bảo vệ hình ảnh của sầu riêng, của nông sản Việt Nam trên thị trường thế giới cũng như để tạo niềm tin cho người tiêu dùng trong nước với nông sản, thực phẩm nội địa.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm