| Hotline: 0983.970.780

Tiếp cận rừng Lâm Đồng - Bình Thuận bị phá nát: Rừng... vô chủ?

Thứ Ba 23/04/2013 , 10:55 (GMT+7)

Huyện Bắc Bình, Bình Thuận có hơn 90.000 ha rừng với rất nhiều loại gỗ quí như lim, cẩm, trắc, hương… Do mặt rừng phía Bắc Bình có địa hình hiểm trở, trong khi phần giáp với rừng của hai huyện Di Linh và Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng (dài gần 40 cây số) thì ngược lại, nên rừng Bắc Bình chủ yếu do lâm tặc phía Đức Trọng kéo sang phá!

Huyện Bắc Bình, Bình Thuận có hơn 90.000 ha rừng với rất nhiều loại gỗ quí như lim, cẩm, trắc, hương… Do mặt rừng phía Bắc Bình có địa hình hiểm trở, trong khi phần giáp với rừng của hai huyện Di Linh và Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng (dài gần 40 cây số) thì ngược lại, nên rừng Bắc Bình chủ yếu do lâm tặc phía Đức Trọng kéo sang phá!

>> Theo dấu chân lâm tặc

RỪNG BẮC BÌNH CƠ BẢN ĐÃ… SẠCH

Đến dốc Cát, con dốc nổi tiếng ở vùng núi Di Linh, X dừng xe, thông báo: “Từ đây đến “công trường” khai thác gỗ bên Bắc Bình của tụi nó còn chừng hơn 1 cây số nữa, các anh nghe tiếng cưa máy không? Nhưng phải đi bộ, chứ nếu cho xe chạy xuống dốc này, lúc về là không thể kéo lên nổi đâu”. Tôi nhìn xuống phía dưới, thấy đoạn dốc dài hun hút. H.Gà giải thích thêm: “Dốc này có tên là dốc Cát, bởi vì nó có một lớp đất bột pha cát rất dày, lại lổn nhổn đá cục. Mùa khô, bất kỳ xe gì cũng không có độ bám, xe xuống dốc cứ trôi tuồn tuột chứ không bám. Còn mùa mưa, chúng biến thành lớp bùn dày, xe cũng không thể leo nổi. Dân đi rừng sợ nhất cái dốc này!”.


Nhan nhản những cây gỗ lâm tặc “chê” bỏ lại trong rừng.

Chúng tôi nhanh chóng đẩy chiếc xe máy giấu vào lùm cây ven đường rồi bắt đầu cuộc hành trình. Khi chúng tôi thấy đôi chân mất dần cảm giác thì bất chợt, H.Gà giật tay tôi nói nhỏ: “Có chiếc xe cải tiến chở gỗ chết máy đang nằm dưới kìa. Anh cất máy ảnh đi, bỏ mắt kính xuống, cởi đồng hồ ra…”. Tôi vội vàng làm theo. Xuống đến nơi, tôi thấy chiếc xe đang nằm cheo leo giữa dốc, một sợi dây cáp to bằng ngón chân cái móc ở mũi xe, đầu còn lại cột chặt vào gốc cây to phía trên để giữ cho xe khỏi tuột dốc. Dưới gầm xe, một gã đàn ông đang trải bạt nằm lim dim, còn một người khác nằm trên nóc cabin xe. Trên thùng xe chất đầy gỗ đã xẻ thành hộp vuông vức. Thấy 2 thanh niên đang ngồi hút thuốc dưới gốc cây gần đầu xe, H.Gà và tôi lại bắt chuyện làm quen. “Đi đâu vậy?”, một trong 2 thanh niên hỏi. “Đi kiếm mớ lan rừng”, H.Gà đáp. Thấy cả 2 nhìn tôi vẻ dò xét, H.Gà nói: “Đây là ông anh ngoài thị trấn, kinh doanh vựa kiểng”. Nghe vậy, cả 2 cùng “à”. Tôi nghe H.Gà và 2 thanh niên nói chuyện mới biết số gỗ trên xe là của rừng Bắc Bình. Xe chết máy giữa dốc, họ đang đợi một chiếc xe khác vào để sang lại số gỗ này.


Cỗ xe cải tiến chở đầy ắp gỗ đang vận chuyển ra khỏi rừng.

Nói về chiếc xe cải tiến, H.Gà cho biết: “Ở đây mọi người gọi nó là xe cải tiến bởi vì nó nguyên là xe Ifa, được làm lại toàn bộ với 3 hộp số, 2 cầu. Khi vào rừng, mỗi bánh xe còn được quấn thêm nhiều sợi xích nữa. Xe chở được từ 8 – 10 khối gỗ và có thể “leo” mọi địa hình. Trên nóc cabin, có một mô tơ “tời” với sợi cáp to, nó đủ sức kéo một cây gỗ nặng cả tấn từ dưới đất lên thùng xe mà không tốn một giọt mồ hôi! Trung bình “độ” lại mỗi xe như vậy cũng hết từ 450 đến 500 triệu. Xe này không được phép lưu hành nên không xe nào có biển số. Ở vùng Ninh Loan và Đà Loan này có khoảng 40 chiếc xe cải tiến như vậy”.

Đoạn, H.Gà chỉ tay về phía quả núi ngay trước mặt nói: “Đó là rừng Bắc Bình đấy. Từ đây sang đó nếu tính đường chim bay chừng 500 mét, nhưng đi bộ, phải lội suối, leo dốc cũng gần 2 tiếng chứ không ít”. Trên đường đi, chúng tôi thấy vô số gốc cây bị cắt, đa số là dầu rái, căm xe, đường kính có gốc tới cả mét mới bị đốn hạ, xẻ hộp ngay trong rừng. Thậm chí có những cây gỗ hương còn non, đường kính gốc mới 20 cm cũng bị triệt hạ không thương tiếc. Những cánh rừng chúng tôi đi qua, xơ xác, hoang tàn và hầu như đã hết sạch gỗ quý.

KIỂM LÂM Ở ĐÂU?

Gần 3 giờ chiều, chúng tôi mới đặt chân lên những cánh rừng của Bắc Bình, chứng kiến sự tàn phá khủng khiếp. Tiếng cưa máy gầm rú bốn phía, tiếng cây rừng đổ rào rào. Những gốc cây nằm la liệt. Nhiều gốc vừa cắt xong, còn rướm “máu”. Theo H.Gà, núi này có tên là Sa Mai, thuộc xã Phan Sơn, huyện Bắc Bình, độ cao gần 1.000 mét so với mặt nước biển. Rừng ở đây gồm các tiểu khu 47, 48, 56, 57, do BQL rừng phòng hộ Sông Lũy quản lý. “Dù gỗ quí chẳng còn bao nhiêu, nhưng so với Di Linh thì rừng Bắc Bình vẫn khá hơn, bởi khi dân Đức Trọng lấy hết gỗ ở Di Linh mới sang bên này phá tiếp”, H.Gà nói. Mỗi bước đi, chúng tôi lại thấy những gốc cây cổ thụ vừa bị cắt, nhiều cây có đường kính hơn 1 mét. Thỉnh thoảng, lại có những thân cây lớn sau khi bị đốn, xẻ thành hộp vuông nhưng chất lượng kém, lâm tặc “chê”, bỏ lại, nằm vương vãi khắp rừng.

Xác định hướng phát ra tiếng cưa máy và tiếng động cơ rền rĩ dưới thung lũng tiếp giáp giữa rừng Di Linh và Bắc Bình, chúng tôi tiếp cận một “công trường” khai thác gỗ. Trước mắt tôi, một chiếc xe cải tiến đang đậu, nhưng tiếng mô tơ tời thì cứ gầm rú từng chặp để kéo những khối gỗ tươi, xẻ vuông vức, từ dưới đất lên thùng xe. Khoảng 5 - 6 người đàn ông đang làm việc tất bật và chẳng có vẻ gì là lén lút. “Mình có thể đến tận nơi xem được không?”, tôi hỏi H.Gà. “Không được, nguy hiểm lắm. Anh đứng đây quan sát được rồi”. Mặc dù, bị những nhánh cây rừng chắn trước mặt, nhưng tôi cũng ghi lại được khung cảnh nhộn nhịp này. “Cách đây dăm năm thôi, chỉ cần đi một lúc là đến rừng. Còn bây giờ, anh thấy đấy, đi hơn 30 cây số mới vào đến rừng, mà không biết có nên gọi là rừng không nữa. Bởi vì, những cây gỗ hương, lim, căm xe, cà te cổ thụ có đường kính gốc trên dưới 1m chẳng còn thấy bóng dáng đâu”, H.Gà nói.

Những ngày ở Đức Trọng, Di Linh, Bắc Bình, tận mắt thấy những đoàn xe cải tiến nối đuôi nhau, ầm ầm chạy vào rừng lúc 9 – 10 giờ sáng và quay ra lúc 3 – 4 giờ sáng hôm sau, trên xe lặc lè gỗ, thật khó tin là lực lượng kiểm lâm không biết (?). Thời điểm chúng tôi có mặt tại đỉnh Xanh, cách trạm kiểm lâm khoảng 200 mét, đang có một đống gỗ lim khá to, lâm tặc vừa chuyển đến. Một trùm gỗ lậu tên D ở Ninh Loan khẳng định: “Chỉ có một con đường duy nhất để vào rừng và chở gỗ ra. Tất cả đều phải qua Ninh Loan, Đà Loan. Trên những tuyến đường này có đến 3 trạm kiểm lâm, 2 trạm nằm trong rừng của Di Linh và 1 trạm của Hạt Kiểm lâm Bắc Bình nằm trên đường nhựa từ Ninh Loan đi Bắc Bình. Mà chú thấy đấy, từ 3 – 6 giờ sáng, xe cải tiến chở gỗ từ trong rừng bắt đầu ra, chạy ầm ầm qua cả mấy trạm kiểm lâm này; thậm chí khi về đến Ninh Loan còn chạy băng qua trước nhà chủ tịnh xã và trưởng công an xã mà chúng có sợ gì đâu. Nếu không “chung chi”, làm sao ra nổi?”.

Theo chân ông D tôi đã tận mắt đến những xưởng gỗ qui mô như H.T (Đà Loan), H.C, Tr (Ninh Loan). “Riêng xưởng H.T một ngày tiêu thụ từ 10 - 12 xe gỗ (mỗi xe từ 6 - 8 khối). Xưởng này sẵn sàng đền cho tài xế 50% giá trị chiếc xe cải tiến (khoảng hơn 200 triệu) nếu xe bị công an bắt”, ông D nói.

“Tình trạng khai thác lâm sản trái phép chủ yếu xảy ra trên địa bàn xã Phan Lâm, Phan Sơn, vì nơi đây có rừng giáp ranh với các xã Ninh Loan, Tà Năng, Đà Loan của huyện Di Linh và Đức Trọng (Lâm Đồng). Khó khăn là lực lượng bảo vệ rừng cách quá xa khu vực rừng giáp ranh này, trong khi lâm tặc lại ở sát rừng”, một cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Bắc Bình nói.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

42 mẫu cà phê vào chung kết cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam

42 mẫu cà phê, gồm 24 mẫu cà phê robusta và 18 mẫu arabica lọt vào vòng chung kết cuộc thi cà phê đặc sản Việt Nam 2024.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm