| Hotline: 0983.970.780

Thứ Năm 26/11/2009 , 10:20 (GMT+7)

10:20 - 26/11/2009

Tôi cũng xin trả lại Nông trường Sông Hậu

Học theo cách làm của ông ông Huỳnh Thanh Bình - nguyên Chánh Văn phòng Tỉnh ủy Khánh Hòa, tôi cũng xin trả lại nông trường Sông Hậu 1kg xoài cát Hòa Lộc trị giá 20.000đ, bữa cơm trưa 100.000đ, tổng cộng 120.000đ, cộng trượt giá 5%/năm x 10 năm x 120.000đ = 60.000đ...

Mong rằng nhiều người cùng chung tay góp sức giúp Ba Sương vượt qua giai đoạn khó khăn, đen tối nhất của cuộc đời chị...

Tuổi trẻ số ra ngày hôm qua 25/11 có đăng một bài viết ngắn của ông Huỳnh Thanh Bình - nguyên Chánh Văn phòng Tỉnh ủy Khánh Hòa.

>> Bộ trưởng Công an Lê Hồng Anh nói về vụ án NT Sông Hậu
>> Vụ lập Quỹ trái phép ở Nông trường sông Hậu: Công và tội
>> Hoãn xử phúc thẩm vụ Nông trường Sông Hậu
>> Tiếp tục xử phúc thẩm vụ Nông trường Sông Hậu

Qua bài báo, ông Bình tự nguyện xin trả lại Nông trường Sông Hậu 10kg gạo x 15.000đ, 1 lít nước mắm x 20.000đ và 1 bữa cơm trưa x 50.000đ, tổng cộng là 220.000đ. Đó là sản phẩm "cây nhà lá vườn" mà lãnh đạo Nông trường Sông Hậu thời đó là ông Năm Hoằng đã tặng ông Bình khi đến thăm Nông trường.

Đó là đầu những năm 1990, đi dự Hội nghị bàn việc Đảng làm kinh tế ở T78 TPHCM, ông Bình đã cùng đoàn cán bộ khoảng 50 người xuống Nông trường Sông Hậu tham quan, học hỏi mô hình mẫu về nông nghiệp sản xuất lớn XHCN.

Tôi thấy việc làm của ông Bình rất sòng phẳng nhưng nhân văn, đầy tình người. Đó là gửi lại những đồng tiền có thể là rất ít ỏi mà ông Bình từng được nhận từ tấm lòng, thịnh tình của lãnh đạo Nông trường Sông Hậu tới tận tay chị Ba Sương giúp đỡ chị một phần nào đó để chị thực thi bản án.

Vì vậy tôi cũng xin trả lại Nông trường Sông Hậu 1kg xoài cát Hòa Lộc trị giá 20.000đ, bữa cơm trưa 100.000đ, tổng cộng 120.000đ, cộng trượt giá 5%/năm x 10 năm x 120.000đ = 60.000đ, cộng hai khoản tôi xin trả lại Nông trường 180.000đ.

Đại khái câu chuyện thế này. Cách đây chừng 10 năm, tôi là chuyên viên Vụ Kế hoạch, Bộ NN- PTNT (Văn phòng thường trực phía Nam tại TPHCM) được tham gia đoàn công tác thẩm định dự án phát triển Nông trường Sông Hậu thành “Tập đoàn công ty mẹ công ty con”. Đoàn có 3 người gồm ông Vụ trưởng Vụ Chính sách kiêm Viện trưởng Viện Kinh tế chiến lược, ông Hiệu trưởng Trường Cán bộ quản lý NN- PTNT II và đương nhiên là có tôi.

Mặc dù dự án thông qua không thành (tôi chính là người lên tiếng phản đối mô hình này) và chị Ba Sương cũng nhận thấy Nông trường Sông Hậu phát triển thành “Tập đoàn công ty mẹ công ty con” là quá sức quản lý của lãnh đạo Nông trường. Tôi nhớ chị đã ví von như thế này: "Em đang có bầu, xin các anh đừng bắt em thi hoa hậu” (trái với nhiều người nói chị thường hám danh, thích thành tích công trạng).

Buổi trưa hôm đó mến khách, vả lại cũng là "cây nhà lá vườn", Nông trường Sông Hậu mời đoàn ăn trưa và tặng mỗi anh em 1 kg xoài mà đến nay tôi vẫn nhớ là quả xoài cát Hoà Lộc. Xoài thì Nông trường trồng ra đã đành, nhưng mấy ngày qua tôi cứ vẩn vơ suy nghĩ không biết bữa cơm lãnh đạo Nông trường đãi ba anh em tôi hôm đó có lấy từ “quỹ đen” mà tòa án Cần Thơ vừa quy kết cho chị Ba Sương không? Nay tôi tình nguyện, và thông qua quý báo gửi trả lại Nông trường Sông Hậu 180.000đ, góp phần nhỏ bé để khắc phục hậu quả vụ án nếu như toà án vẫn khép tội chị Ba Sương ở tù.

Tôi hy vọng sẽ có nhiều người trả lại Nông trường Sông Hậu quà biếu tặng như ông Bình, như tôi góp sức giúp Ba Sương vượt qua thời điểm đen tối nhất của đời chị.

Trần Đức Tụng (Nguyên chuyên viên Bộ NN- PTNT)

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm