| Hotline: 0983.970.780

Vụ lập Quỹ trái phép ở Nông trường sông Hậu: Công và tội

Thứ Năm 19/11/2009 , 10:19 (GMT+7)

Sau hơn 3 tháng vụ án được TAND huyện Cờ Đỏ xử sơ thẩm (ngày 11- 15/8/2009) và thêm 2 lần phải hoãn phiên tòa xét xử phúc thẩm vào các ngày 28/10 và 12/11/2009, bị cáo Trần Ngọc Sương - người bị cáo buộc vai trò “chủ mưu” trong vụ án này tiếp tục hầu toà.

Sáng nay 19/11, TAND TP Cần Thơ sẽ xử phúc thẩm vụ án Lập quỹ trái phép ở NTSH. Như vậy là sau hơn 3 tháng vụ án được TAND huyện Cờ Đỏ xử sơ thẩm (ngày 11- 15/8/2009) và thêm 2 lần phải hoãn phiên tòa xét xử phúc thẩm vào các ngày 28/10 và 12/11/2009, bị cáo Trần Ngọc Sương (Ba Sương)- người bị cáo buộc vai trò “chủ mưu” trong vụ án này tiếp tục hầu toà. 

Nguyên giám đốc Nông trường sống Hậu (từ trái qua) cùng các bị cáo đứng nghe HĐXX tuyên án

Từ bản án sơ thẩm

Theo bản án hình sự sơ thẩm số 25/2009/HSST (ngày 11-15/8/2009) của TAND huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ, bà Ba Sương cùng 4 bị cáo khác là Trương Hồng Nhung, nguyên Phó Giám đốc NTSH; Đặng Thế Quốc Hưng, nguyên kế toán NTSH; Nguyễn Văn Sơn, nguyên thủ quỹ NTS và Hoàng Thị Bình, nguyên kế toán NTSH bị cáo buộc phạm tội “Lập quỹ trái phép” từ tháng 1/2001 đến tháng 12/2007với tổng số tiền hơn 9,1 tỉ đồng. Tuy nhiên sau khi cấn trừ số tiền cho mượn và tiền mua cổ phần cho bà Ba Sương (bà đã nộp và trả quỹ trước khi bị khởi tố) số tiền bị cáo buộc lập quỹ trái phép là hơn 8,5 tỉ đồng, trong đó số đã chi gây thiệt hại hơn 4,7 tỉ đồng.

Bản án hình sự sơ thẩm TAND huyện Cờ Đỏ đã tuyên các bị cáo Trần Ngọc Sương đóng vai trò “chủ mưu” lập quỹ, bị tuyên phạt 8 năm tù giam và phải bồi thường hơn 4,3 tỷ đồng. Các bị cáo khác gồm bà Trương Hồng Nhung 6 năm tù giam, ông Đặng Thế Quốc Hưng 4 năm tù giam, ông Nguyễn Văn Sơn 3 năm tù giam, bà Hoàng Thị Bình 18 tháng tù cho hưởng án treo, thời hạn thử thách là 36 tháng. Ngoài ra, các bị cáo cũng bị tòa tuyên phải bồi hoàn tiền theo trách nhiệm dân sự. Ngay sau phiên tòa sơ thẩm 4 bị cáo kháng cáo. Riêng bị cáo Ba Sương đã gửi liên tiếp 3 đơn kháng cáo đến TAND huyện Cờ Đỏ và TAND TP Cần Thơ.

Đến những dư luận trái chiều

Ông Nguyễn Trường Thành, LS bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho bà Ba Sương nói: “Vấn đề đặt ra tại phiên tòa phúc thẩm là mong muốn HĐXX làm rõ những kháng cáo của bị cáo về vấn đề liên quan trong quá trình tố tụng, điều tra, truy tố, xét xử cấp sơ thẩm có dấu hiệu vi phạm các qui định tố tụng hình sự. Đối với việc giám định tài chính, chúng tôi đề nghị làm rõ hai vấn đề: Để khởi tố và truy tố về tội lập quỹ trái phép, quyết định điều tra đã trưng cầu Hội đồng giám định tài chính nhưng lý do vì sao không triệu họ đến phiên tòa? Vấn đề thứ hai, nội dung kết quả giám định có vượt quá yêu cầu của cơ quan điều tra hay không?

Trong khi đó thăm dò ý kiến các chuyên gia pháp lý cho thấy, quỹ có trước từ thời Giám đốc cũ là ông Năm Hoằng- cha của bà Ba Sương (ông Trần Ngọc Hoằng), vai trò của bà Ba Sương khi làm Giám đốc có chăng là người duy trì nguồn quỹ và quyền quyết định vẫn là do Công đoàn Nông trường chứ không thuộc bị cáo Ba Sương.

Bên lề phiên tòa xét xử phúc thẩm, người dân TP Cần Thơ cũng muốn tìm hiểu rõ hơn về động cơ vụ án này. Bởi vụ án NTSH từng được xem là vụ án “trọng điểm” mà "nhân vật" chính bà Ba Sương – người được phong danh hiệu Anh hùng Lao động (AHLĐ) thời kỳ Đổi mới và trước đó cha của bà là ông Trần Ngọc Hoằng- người từng khai phá NTSH cũng được phong tặng danh hiệu AHLĐ. Nay một người đã quá cố, người con gái kế nhiệm cha giờ đây đứng trước vành móng ngựa. Họ có thật sự phạm tội tham ô, tham nhũng không?

Và một vài so sánh

Tuy nhiên, cũng có không ít người so sánh đối chiếu với hai vụ lập quỹ trái phép tại TP cách đây không lâu. Vụ thứ nhất khi UBND TP Cần Thơ lập quỹ 5,3 tỉ đồng từ nguồn thu thuế và xổ số kiến thiết đã được xử lý hành chính. Vụ thứ hai, Phòng Quản lý đô thị Ninh Kiều lập quỹ trái phép 7,2 tỉ đồng từ tiền của dân, cơ quan CSĐT- Công an thành phố đề nghị truy tố, Viện Kiểm sát TP chuyển hồ sơ cho Viện Kiểm sát Ninh Kiều. Viện Kiểm sát Ninh Kiều đình chỉ điều tra xử lý hành chính.

Trên cánh đồng hoang hóa da beo đầy lung bào, lau sậy của 30 năm trước còn in dấu chân người AHLĐ chân đất Năm Hoằng cùng mười mấy người tiên phong vào đây khai phá thành khoảnh như ngày nay trở thành bờ xôi ruộng mật và mang lại đời sống tốt hơn cho hàng ngàn hộ nông trường viên. Cùng với đau xót  về người gìn giữ, xây dựng phát triển vùng đất này - bà Ba Sương đang rơi vào vòng lao lí, một điều nữa khiến người dân ở đây đang lo ngại đó là trong dư luận ồn ã thông tin về dự án qui hoạch 20.000ha thành khu hành chính, phát triển công nông nghiệp của thành phố trong tương lai sẽ bao trùm lên một phần đất NTSH và NT Cờ Đỏ.

Dấu ấn một thời có thể mất đi chợt làm người ta nhớ lại. Từng có một nông trường đi đầu ứng dụng KHKT mới vào các mô hình SXNN tiên tiến với năng suất lúa luôn dẫn đầu ở Cần Thơ, bước đầu tạo dựng tiền đề phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Một NTSH có đội ngũ kỹ sư và kỹ thuật viên nông nghiệp với mật độ dày khắp các khu sản xuất. Một NTSH âm thầm xây dựng thương hiệu SOHAFARM. Và ở NTSH ấy giờ đây đường sá giao thông thuận tiện, có hệ thống giáo dục, chợ nông thôn đem lại cuộc sống tốt hơn cho người dân. Nên chăng vụ án hôm nay phải đưa ra phán xét cả công và tội.

Xem thêm
Tạm giữ 300 chiếc xe đạp không rõ nguồn gốc

THÁI NGUYÊN 300 chiếc xe đạp vi phạm có tổng trị giá 300 triệu đồng, trên vỏ hộp và hàng hoá không có thông tin về nơi sản xuất, xuất xứ.

Bắt tạm giam 3 nguyên Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo ở Quảng Nam

Các bị can đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, thỏa thuận và nhận hối lộ để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong đấu thầu thiết bị giáo dục.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm