| Hotline: 0983.970.780

Thứ Tư 27/09/2017 , 06:25 (GMT+7)

06:25 - 27/09/2017

Ai đã 'vung tay' ném tài sản công ở Đà Nẵng vào túi cá nhân?

Việc 31 nhà, đất công của TP Đà Nẵng đã được mang bán không qua đấu giá, và cùng với đó là 9 dự án có dấu hiệu không minh bạch, đã làm “nóng” dư luận suốt một tuần qua.

Nhà, đất là tài sản công. Luật đã quy định hết sức rõ ràng: Đã bán tài sản công, thì bắt buộc phải đấu giá, và đấu giá công khai. Đã là luật, thì mọi cá nhân, tổ chức đều phải chấp hành. Nhưng hình như Đà Nẵng đã trở thành một quốc gia riêng, nên luật này không có tác dụng, và đã có những vụ bán tài sản công khó hiểu đến mức không ai tin nổi. Xin dẫn một vài ví dụ:

Khu đất số 16 đường Bạch Đằng, lúc đầu cũng chuẩn bị được đưa ra đấu giá, với giá khởi điểm là 83 tỷ đồng. Rất nhiều tổ chức, cá nhân đã nộp hồ sơ xin dự đấu. Thế nhưng không hiểu sao, việc đấu giá bỗng đột ngột bị ngừng, và cuối cùng, nó được bán cho một DN với giá 45 tỷ. Khu đất phía nam đường Phạm Văn Đồng được TP bán với giá 84 tỷ, cũng không mấy người biết, vì không qua đấu giá. Nhưng chỉ 2 năm sau, người mua được khu đất đó đã chuyển nhượng lại với giá 581,5 tỷ, gấp gần 7 lần giá mua. Thật là “ngồi mát ăn bát vàng”. Không một thương vụ nào có thể có lãi “khủng” như vậy...

Đấu giá công khai là một cuộc đua về giá, trên cơ sở tham chiếu giá thị trường, mà mọi người ai cũng có quyền tham dự, ai cũng được trả giá một cách công bằng. Kết quả là người bán bao giờ cũng bán được với giá cao nhất so với giá khởi điểm (giá sàn). Không đấu giá, có nghĩa là trừ những người có quan hệ thân hữu, hoặc người nhà của những người có thẩm quyền đưa những tài sản công đó ra bán, thì chẳng một ai biết, và rất nhiều khả năng có sự “đi đêm”.

Hậu quả là người trả giá thấp nhất có khi lại mua được. Như hai khu đất ở trên, thì khu đất 16 Bạch Đằng đã được bán với giá thấp hơn giá sàn gần một nửa. Còn khu đất thứ hai, giá bán chỉ bằng 1 phần 7 giá thị trường. Những vụ bán nhà, đất công đó, chỉ có thể gọi bằng một cái tên, là “giẫm lên pháp luật”. Qua 31 vụ bán nhà, đất công này, ai cũng có thể hình dung ra, là con số thất thoát của Nhà nước, có thể lên đến nhiều ngàn tỷ đồng.

Có thể nói, không Sở, Ngành nào dám làm vậy, nếu không có sự chỉ đạo của những người có đủ quyền hành. Vậy người có đủ quyền hành để bắt buộc cấp dưới phải bất chấp pháp luật đó là ai? Và họ có được lợi, được những người mua được những tài sản công với cái giá vô cùng bèo bọt đó chia chác gì không?

Câu hỏi đó, dư luận đang rất nóng lòng chờ Bộ Công an trả lời, vì được biết cơ quan này đã vào cuộc.

Một câu hỏi nữa cũng được đặt ra, là những vụ bán mua tài sản công đó không đúng luật. Vậy chúng có hiệu lực không? Và nếu không có hiệu lực, thì Nhà nước có quyền hủy những quyết định mua bán đó, thu hồi tài sản lại để tổ chức đấu giá công khai không?

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm