Thứ Năm, 9/1/2025 8:10 (GMT +7)

| Hotline: 0983.970.780

Báo động thoái hóa đất do canh tác nông nghiệp thiếu khoa học

Thứ Tư 14/12/2016 , 07:45 (GMT+7)

Do áp lực về năng suất, sản lượng đang khiến đất nông nghiệp tại Việt Nam bị khai thác quá mức, trong khi không được bồi bổ, không đủ thời gian nghỉ dưỡng khiến thoái hóa đất ngày một trầm trọng.

13-26-06_dsc_0074
Đất nông nghiệp tại Việt Nam đang bị ô nhiễm, thoái hóa trầm trọng do bị bóc lột quá mức
 

Không thể phủ nhận những thành tựu ngành nông nghiệp Việt Nam trong mấy thập kỷ qua đạt được, khi từ chỗ là nước thiếu đói chúng ta đã vươn lên trở thành quốc gia xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới với nhiều mặt hàng luôn thuộc tốp đầu.

Song cũng bởi có một thời gian dài chạy theo năng suất, tăng trưởng xuất khẩu mà tốc độ phát triển của ngành nông nghiệp đang bắt đầu chững lại, bộc lộ nhiều điểm yếu, phát triển thiếu bền vững, đáng báo động nhất là vấn đề ô nhiễm môi trường do canh tác nông nghiệp thiếu khoa học gây ra.

Cho đến thời điểm hiện tại, việc tăng từ 2 lên 3 vụ lúa tại khu vực ĐBSCL vẫn còn là vấn đề tranh cãi giữa các chuyên gia, nhà khoa học, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu, hạn mặn ngày càng gay gắt làm nảy sinh vô vàn hệ lụy từ việc bóc lột đất trồng lúa một cách quá mức.

Trong khi đó, rất nhiều quốc gia trên thế giới như Nhật Bản, Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và không đâu xa ngay như đất nước láng giềng rất gần Việt Nam là Thái Lan đều dành thời gian cho đất nghỉ ngơi. Họ chỉ làm một năm 2 vụ, thậm chí là 1 vụ, còn lại để đất đai hồi phục, cắt cầu sâu bệnh, cân bằng pH, hệ sinh vật và trung vi lượng trong đất, qua đó tạo ra các sản phẩm nông sản có chất lượng cao.

Tại Việt Nam, do làm liên tiếp 3 vụ lúa, đất đai không có điều kiện phục hồi nên nông dân phụ thuộc hoàn toàn vào phân bón và thuốc BVTV để đạt năng suất cao nhất. Khảo sát tại khu vực ĐBSCL cho thấy, bình quân mỗi hộ dân tiêu tốn từ 20 - 25 triệu đồng tiền phân bón hóa học và thuốc BVTV/ha lúa, con số khá lớn.

Với quy trình canh tác "không cho đất thở" như vậy, việc giá gạo của Việt Nam luôn thấp hơn so với mặt bằng chung của thế giới cũng là điều dễ hiểu.

Không chỉ trên đất lúa, việc lạm dụng tràn lan quá mức phân bón hóa học và thuốc BVTV còn diễn ra trên đất trồng các cây rau màu và công nghiệp. Điển hình nhất là việc dùng phân bón thiếu khoa học, lãng phí trên cà phê, cao su, hồ tiêu tại miền Trung - Tây Nguyên và Đông Nam bộ.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, hiện mỗi 1ha cà phê, cao su bà con nông dân tiêu tốn khoảng 30 - 40 triệu đồng tiền phân bón và thuốc BVTV mỗi vụ. Riêng với hồ tiêu chi phí cao gấp đôi.

Từ mảnh đất màu mỡ, nhưng do sử dụng phân bón thiếu khoa học, không đúng cách cộng với nạn phá rừng tràn lan đang khiến đất đai tại Tây Nguyên và Đông Nam bộ bị suy thoái, mất cần bằng và ngộ độc khá nặng.

Điển hình nhất là việc đất đai ngộ độc lưu huỳnh (S) tại Tây Nguyên hiện nay. Theo một số nhà khoa học, trước năm 1996, tình trạng thiếu lưu huỳnh (S) biểu hiện khá rõ ở Tây Nguyên, đặc biệt cây cà phê bị bạc lá, năng suất thấp.

Sau đó các loại phân khoáng có chứa S hàm lượng cao đã được áp dụng ngày càng nhiều, nên chỉ sau khoảng 10 năm, hiện tượng thiếu S không còn.

Ngày nay, tình trạng dư thừa S đã biểu hiện rõ. Ví dụ, trước năm 1996, hàm lượng S dễ tiêu dao động từ 15 - 30 ppm, nay trong số 114 mẫu phân tích có 17,6% đạt trị số 30 ppm, 23,5% đạt 32 - 100 ppm, còn 59% số mẫu đạt trị số trên 100 ppm. Trong đó, có mẫu đạt 255 ppm, biểu hiện đất trở nên chua. Lý do chính là số lượng phân có gốc S cao đã được bón quá nhiều.

Nói về suy thoái đất đai, lãnh đạo một doanh nghiệp xuất khẩu chè lớn tại miền Bắc tâm sự, vừa qua doanh nghiệp của ông thuê hẳn chuyên gia nước ngoài lấy mẫu đất tại rất nhiều vùng chè phân tích để xem đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sang các quốc gia phát triển hay không cho thấy sự thật là tình trạng tồn dư thuốc diệt cỏ trong đất khá phổ biến.

Do đó, nếu muốn vươn tới nền nông sản hữu cơ và tiếp cận các thị trường tiêu chuẩn cao, chúng ta phải mất ít nhất 5 - 7 năm cải tạo lại đất tại các vùng chè may ra mới đáp ứng được yêu cầu.

Xem thêm
Màu đỏ may mắn của giống gà Mía số 1

Trong lịch sử mảng gà lông màu tại Việt Nam, chưa khi nào gam màu xám dài đến vậy, người chăn nuôi hy vọng, thất vọng rồi hy vọng và lại thất vọng...

Còn 400 cơ sở giết mổ nhỏ lẻ, Bình Định lên lộ trình nâng cấp

Ngành chức năng Bình Định yêu cầu các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ phải đảm bảo vệ sinh thú y để cung cấp nguồn thịt sạch cho thị trường ngày Tết.

Mãn nhãn những vườn táo trĩu quả bên dòng sông La

HÀ TĨNH Vùng đất sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả bên bờ sông La Giang được nhiều hộ dân chuyển đổi trồng táo cho quả trĩu cành, đem lại thu nhập cao mỗi dịp Tết đến.