| Hotline: 0983.970.780

Chủ Nhật 04/06/2017 , 06:41 (GMT+7)

06:41 - 04/06/2017

Bỏ biên chế giáo viên, người mừng, người lo!?

 Việc Bộ GD&ĐT chủ trương triển khai thí điểm bỏ biên chế giáo viên, chuyển sang chế độ hợp đồng...

Việc Bộ GD&ĐT chủ trương triển khai thí điểm bỏ biên chế giáo viên, chuyển sang chế độ hợp đồng, kèm theo chế độ đãi ngộ lớn, giao quyền tự chủ về nhân sự cho hiệu trưởng, đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của xã hội, nhất là của hàng triệu nhà giáo trên cả nước. Rất nhiều câu hỏi xung quanh vấn đề này đã được đặt ra.

Đúng là hiện nay, tại không ít địa phương, đang có tình trạng phân bổ đội ngũ giáo viên không đều. Trường thừa, trường thiếu. Huyện này thừa nhưng huyện kia lại thiếu. Hiệu trưởng hoàn toàn không chủ động được về mặt nhân sự. Mà thật ra, cũng chẳng việc gì phải băn khoăn. Thừa hay thiếu giáo viên, cũng chẳng ảnh hường gì đến ai, vì lương giáo viên hoàn toàn bao cấp. Nếu thiếu giáo viên thì bố trí dạy tăng giờ lên, thừa thì giảm đi. Dù tăng hay giảm thì lương cũng chỉ có thế. Đãi ngộ bạc bẽo, lương bổng eo hẹp, khiến không ít giáo viên không say mê, tâm huyết với nghề, chỉ lên lớp cho xong nghĩa vụ rồi tháng tháng lĩnh lương. Đã được biên chế là coi như có công việc cả đời, chỉ cần không vi phạm khuyết điềm là không bao giờ mất việc.

Nay bỏ biên chế, chuyển sang hợp đồng có thời hạn, tình hình sẽ khác hẳn. Giáo viên không giỏi, không say mê, không tâm huyết với nghề, chỉ lo việc dạy thêm ngoài giờ đứng lớp..., sẽ không được ký hợp đồng. Ngay cả khi được ký hợp đồng rồi, mà 2 năm liền không hoàn thành nhiệm vụ, hợp đồng sẽ bị cắt. Hết thời hạn, hợp đồng có được tiếp tục gia hạn hay không, phụ thuộc hoàn toàn vào năng lực của giáo viên. Vì vậy, một khi bỏ biên chế, sẽ không giáo viên nào có thể chây ỳ, coi việc lên lớp cho xong nghĩa vụ  được nữa. Ai cũng phải ra sức phấn đấu để nâng cao năng lực của mình. Đó là cái lợi trước mắt mà ai cũng có thể nhìn thấy.

Nhưng, một vấn đề được đặt ra, là: Đã ký hợp đồng, thì ai cũng có tư tưởng chọn những trường ở thành thị, nếu không, ít ra cũng là những trường ở nông thôn vùng xuôi, để ký. Sẽ chẳng ai tìm đến các trường vùng cao hay vùng sâu vùng xa, nơi kinh tế chưa phát triển, giao thông không thuận lợi, đời sống của người dân còn khó khăn. Nếu muốn thu hút giáo viên về những vùng đó, thì phải có chế độ đãi ngộ đặc biệt như lương, thưởng, phụ cấp... Nhưng để có thể thực hiện được điều đó, thì tiền ở đâu ra? Bộ GD&ĐT đã tính đến chuyện đó chưa?

Giao quyền tự chủ về nhân sự cho hiệu trưởng. Nghĩa là hiệu trưởng có toàn quyền trong việc tuyển dụng giáo viên: Tuyển bao nhiêu người, chế độ đãi ngộ ra sao? Hoàn toàn do hiệu trưởng quyết định. Có quyền lớn thế, liệu có dẫn đến việc lạm quyền không? Liệu hiệu trưởng có trở thành “ông vua” trong ngôi trường của mình không? Ông ta có thể ban phát ân huệ bằng cách đưa người thân, người nhà mình vào hợp đồng mà không cần quan tâm tới trình độ, thậm chí có thể nhận hối lộ của những người không đủ trình độ chuyên môn để ký hợp đồng. Và tình trạng “bán” suất hợp đồng, chẳng khác gì “bán” suất công chức trong các ngảnh khác, sẽ lại xuất hiện...

Dù sao thì chuyển sang chế độ hợp đồng đối với giáo viên, cũng là một xu thế phải tính tới.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm