| Hotline: 0983.970.780

Brazil là đội chủ nhà tồi tệ nhất trong lịch sử

Chủ Nhật 13/07/2014 , 08:27 (GMT+7)

Thất bại 0-3 đầy tủi hổ trước Hà Lan ở trận tranh hạng Ba World Cup 2014 đã chính thức biến Brazil trở thành đội bóng chủ nhà tồi tệ nhất lịch sử giải đấu này.

Đây là lần đầu tiên Brazil mới phải đón nhận hai trận thua liên tiếp trên sân nhà kể từ năm 1940, tức là thời điểm họ chưa từng lên ngôi trong năm lần vô địch thế giới của mình.

Brazil cũng chính là đội nhận nhiều bàn thua nhất trong một kỳ World Cup kể từ Mexico 1986 với 14 bàn thua, trong đó có 10 bàn ở hai trận đấu cuối cùng (thua Đức 1-7 và Hà Lan 0-3). 

Con số 14 bàn thua cũng khiến họ trở thành đội chủ nhà để lọt lưới nhiều nhất trong lịch sử World Cup.

Thủ thành Julio Cesar lập kỷ lục tồi tệ khi nhận tổng cộng 18 bàn thua trong sự nghiệp bắt chính tại World Cup của mình, 14 bàn ở giải lần này và 4 bàn ở giải năm 2010. Số bàn thua này thậm chí còn nhiều hơn cả số bàn thắng của kỷ lục gia Miroslav Klose. Tiền đạo người Đức đã ghi được 16 bàn trong 4 kỳ World Cup anh tham dự, vượt qua kỷ lục cũ của huyền thoại Brazil, Ronaldo 1 bàn.

Kết quả này thực sự là điều mà người ta không thể nào tưởng tưởng nổi, khi mà trước giải đấu này Brazil được đánh giá là một trong những ứng cử viên sáng giá nhất cho chức vô địch.
 
Ở trận đấu rạng sáng nay, dù chỉ là trận tranh hạng ba, song Brazil vẫn rất khát khao có được chiến thắng để giúp người hâm mộ nước nhà Brazil vơi đi nỗi sầu sau trận thua 1-7 đầy cay đắng trước đội tuyển Đức ở bán kết.
 
Tuy nhiên, khát khao giành chiến thắng đó của Selecao một lần nữa biến họ thành thảm họa bóng đá, nhất là khi họ chơi với tư cách chủ nhà và đang có nhiều chức vô địch thế giới nhất - 5 lần.
 
Ngay phút thứ 3, Thiago Silva phạm lỗi với Robben trong vòng cấm và Robin van Persie đã không gặp bất cứ khó khăn nào để mở tỷ số trên chấm 11m. Tới phút 16, David Luiz mắc một sai lầm nghiêm trọng khi phá bóng và Blind đã nhanh chân dứt điểm để gia tăng cách biệt.
 
Bị dẫn trước hai bàn, đội quân của Scolari càng thêm cay cú. Họ dồn lên tấn công để tìm kiếm bàn thắng nhưng kết cục lại là một sự tuyệt vọng ghê gớm. Những pha phối hợp của Selecao trở nên quá dễ bắt bài và họ chẳng thể có nổi pha hãm thành nào thực sự nguy hiểm, ngoại trừ một vài tình huống sút xa hay sút phạt trực tiếp.
 
Tấn công bế tắc, Brazil tiếp tục đón thêm trái đắng khi để cho Georginio Wijnaldum sút tung lưới thêm một lần nữa ngay trước khi trận đấu khép lại.

Vietnam+

Xem thêm
Trưng bày 70 tác phẩm mỹ thuật về lịch sử chiến dịch Điện Biên Phủ

Ngày 26/4, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam khai mạc triển lãm ‘Đường lên Điện Biên’ nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm