| Hotline: 0983.970.780

Thứ Tư 09/05/2018 , 06:25 (GMT+7)

06:25 - 09/05/2018

Chống chạy chức chạy quyền ở đâu?

Chạy chức, chạy quyền, nói nôm na là việc bỏ tiền mua chức, mua quyền. Tình trạng đó đã gây rất nhiều hệ lụy...

Ảnh minh họa

Phát biểu tại hội nghị Trung ương 7 khóa XII sáng 7/5/2018, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh: Cán bộ và công tác cán bộ là vấn đề đặc biệt quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, có ý nghĩa quyết định sự thành bại của cách mạng. Vì vậy, các đại biểu phải cố gắng chỉ ra khâu đột phá là khâu nào? Đánh giá cán bộ hay sắp xếp, bố trí cán bộ? Và đặc biệt là phải khắc phục tình trạng chạy chức, chạy quyền, thân quen, cánh hẩu.

Những chỉ đạo nói trên của Tổng Bí thư được cả xã hội đặc biệt quan tâm. Bởi tình trạng chạy chức, chạy quyền thì lâu nay, cả xã hội đều tin là có, có 100%. Việc này dù đã được nói trên hàng trăm diễn đàn, nói đi nói lại, nói tái nói hồi. Nhưng khổ thay, cho đến nay vẫn chưa có một vụ nào bị bắt quả tang và được đưa ra ánh sáng để trừng trị theo pháp luật. Hàng trăm cuộc thanh tra theo đơn tố cáo của nhân dân, cũng vẫn chỉ đưa đến một kết luận duy nhất là “không phát hiện thấy dấu hiệu của việc chạy chức, chạy quyền”. Chính vì thế mà nạn chạy chức, chạy quyền vẫn như một bức thành trì sừng sững, thách thức những người làm công tác tổ chức, bố trí cán bộ của cả chính quyền lẫn của Đảng.

Chạy chức, chạy quyền, nói nôm na là việc bỏ tiền mua chức, mua quyền. Tình trạng đó đã gây rất nhiều hệ lụy. Thứ nhất là có những người không đủ đức, không đủ tài đã ngồi lên những chiếc ghế quyền lực nhờ tiền. Điều đó làm cho công việc trở thành kém hiệu quả, thiếu năng động, ảnh hưởng đến cả hệ thống. Thứ hai là tình trạng chiếm công vi tư hay nhũng nhiễu nhân dân. Bởi chạy chức, chạy quyền, thực sự là một cuộc buôn bán. Kẻ đã bỏ tiền ra mua chức, mua quyền nhất định phải tìm cách thu hồi vốn, và sau đó là lãi. Chính vì thế mà pháp luật bị bẻ cong, người dân hay doanh nghiệp không còn là đối tượng để phục vụ nữa, mà trở thành đối tượng để vơ vét, nhũng nhiễu.

Xã hội ta đang vận hành theo cơ chế thị trường. Mà theo quy luật của thị trường, thì có người mua được chức quyền là vì có những người có thể bán chức, bán quyền. Vậy những người có thể bán chức, bán quyền là những ai? Đương nhiên, đó không thể là những nhân viên cấp thấp, mà phải là những người có chức vụ lớn, có thẩm quyền lớn ở các cơ quan có thẩm quyền bố trí, ban phát chức quyền. Vậy muốn khắc phục tình trạng chạy chức, chạy quyền theo những chỉ đạo nói trên của Tổng Bí thư, thì trước hết phải chống từ cái gốc, tức là chống từ chính những cơ quan có thể bán chức, bán quyền đó. Một khi đã không còn người bán, thì kẻ mua có muốn mua cũng không còn chỗ.

Nhưng, việc chống lại chuyện bán chức, bán quyền đó, là một công việc thiên nan vạn nan. Câu hỏi “làm thế nào?” vẫn còn đang bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm