| Hotline: 0983.970.780

Thứ Tư 05/03/2014 , 09:29 (GMT+7)

09:29 - 05/03/2014

Chữ ký ông Truyền, và…

9h sáng, Quốc hội bầu chức vụ Tổng Thanh tra Chính phủ mới cho người khác, nhưng chiều và tối cùng ngày ông vẫn kịp ký bổ nhiệm tới 22 cán bộ cấp Cục, Vụ.

Hàng loạt báo đã đồng loạt đưa tin về tốc độ "siêu khủng" của việc bổ nhiệm cán bộ của ông Trần Văn Truyền trong những ngày cuối cùng trên cương vị Tổng Thanh tra Chính phủ.

Cụ thể: Trong Đại hội lần thứ XI ĐCSVN, khi không còn được tái ứng cử vào chức vụ Ủy viên BCHTW, biết chắc sau kỳ họp thứ I Quốc hội khóa XII, mình sẽ không còn được giữ cương vị Tổng Thanh tra Chính phủ nữa, ông đã... ra tay.

Chỉ trong 5 tháng, từ tháng 3 đến tháng 8/2011, ông đã ký tới 60 quyết định bổ nhiệm cán bộ cấp Cục, Vụ và tương đương.

Cục, Vụ nào ngoài cấp trưởng ra mà đã đủ cấp phó rồi thì ông chèn thêm cấp phó vào, và khi thấy đã thừa mứa cấp phó rồi thì ông đưa chuyên viên lên cấp “hàm”.

Thậm chí, 9 giờ sáng ngày 3/8/2011, Chính phủ mới ra mắt, ông Huỳnh Phong Tranh được Quốc hội bầu vào chức vụ Tổng Thanh tra Chính phủ (điều đó cũng có nghĩa là ông Trần Văn Truyền không còn ở chức vụ đó nữa), nhưng chiều và tối hôm đó ông Truyền vẫn ký bổ nhiệm tới 22 cán bộ cấp Cục, Vụ, trong đó có 3 hàm Vụ trưởng ở Văn phòng; 3 hàm phó Vụ trưởng ở trường Cán bộ Thanh tra; 3 hàm phó Cục trưởng ở Cục III…

Những cấp “hàm” này chưa thấy có trong điều nào của Luật Cán bộ, công chức cả. Ký rồi, ông mới giật mình khi thấy rất nhiều người trong số đó không nằm trong diện quy hoạch. Lập tức ngay trong ngày 3/8/2011, ngày mà ông đã chấm dứt quyền từ 9 giờ sáng, ông ký luôn một quyết định mang số 2100/QĐ-TTCP để “bổ sung quy hoạch”. Thế là... ô kê.

Theo Website thanhtra.gov.vn, thì hệ thống cơ quan Thanh tra Chính phủ có gần 20 đầu mối trực thuộc, bao gồm 7 Vụ chức năng, 4 Cục và một số đơn vị hành chính, sự nghiệp công lập như Văn phòng; Trường cán bộ; Viện khoa học; Báo Thanh tra… Có tổng số cán bộ công chức hưởng lương Ngân sách khoảng 600 người.

Theo quy định tại điều 15 Nghị định 178/2007/NĐ-CP ngày 3/12/2007 của Chính phủ, thì trong các Cục, Vụ trực thuộc Bộ, cấp phó không được quá 3 người. Điều đó có nghĩa là Thanh tra Chính phủ chỉ có gần 80 cán bộ lãnh đạo (trưởng, phó) các Cục, Vụ và đơn vị hành chính công lập.

Sau khi ông Truyền cấp tập bổ nhiệm, số lãnh đạo các đơn vị đó trở nên thừa mứa, như Cục I có đến 7 Cục phó và 1 “hàm” Cục phó… Chức vụ tăng tức là lương tăng trong khi công việc thì vẫn thế. Ngân sách hao hụt, còn người dân thì cứ việc oằn lưng mà đóng thuế.

Vì sao ông Trần Văn Truyền lại ban phát chức vụ một cách “hào phóng” đến thế trong những ngày sắp rời cương vị? Chưa ai có thể trả lời được là ông vì cái gì. Chuyện chạy chức chạy quyền, mua chức mua quyền ở ta, lâu nay dư luận vẫn râm ran.

Đã có thời dư luận nóng bỏng lên sau lời phát biểu công khai của một vị lãnh đạo TP Hà Nội rằng để “chạy” một chức vụ con con như chức trưởng phòng cấp huyện, người ta đã phải “chồng” hàng trăm triệu. Cơ quan chức năng đã vào cuộc điều tra khiến dư luận nghển cổ ngóng chờ. Nhưng rồi tất cả đều thất vọng vì “không có chứng cứ”…

Không có chứng cứ, nhưng người dân thì khác. Nhất là sau khi người ta được chứng kiến khối tài sản “khủng” của ông Trần Văn Truyền, khi đã trở thành “nguyên” rồi, ông mới chưng ra, và được báo chí mô tả. Và người ta vẫn cứ tin rằng giữa những chữ ký trên của ông Truyền và những tài sản đó nhất quyết có mối liên hệ nhân - quả.

Báo NNVN đang đăng tải chuyện dài kỳ có tựa đề “So găng”. Trong truyện, tác giả cũng nói đến việc trước lúc về hưu, giám đốc một bệnh viện đã cấp tập ký một loạt quyết định tuyển dụng người vào biên chế. Đó chỉ là sự tưởng tượng của người viết. Nhưng nếu so với thực tế việc bổ nhiệm cán bộ của ông Truyền, thì sức tưởng tượng của tác giả truyện “So găng” còn kém xa.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm