| Hotline: 0983.970.780

Thứ Sáu 03/11/2017 , 07:29 (GMT+7)

07:29 - 03/11/2017

'Chúc mừng' cô giáo Lan vì giọt nước mắt không… đơn độc!

Cô giáo Lan ở đây là cô giáo Trương Thị Lan (Trường mầm non Lê Duẩn, xã Cẩm Duệ, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh), người đã khóc không thành tiếng khi cầm quyết định nghỉ hưu với mức lương hưu 1,3 triệu đồng/tháng mà báo Dân trí đã phản ánh.

Câu chuyện không chỉ xôn xao cộng đồng mạng mà được nhiều vị lãnh đạo cao cấp quan tâm và thậm chí, làm nóng nghị trưởng trong phiên thảo luận về kinh tế - xã hội ngày 1/11 vừa qua.

Chuyện bắt đầu từ bức thư được đăng trên Dân trí cô Nguyễn Thị Thu Hà - Hiệu trưởng Trường Mầm non Lê Duẩn (Hà Tĩnh) với mong muốn nhờ các cấp, ban ngành cùng mọi người tư vấn thêm.

"Ở trường mầm non Lê Duẩn xã Cẩm Duệ chúng tôi có 1 giáo viên vừa có quyết định nghỉ hưu vào tháng 9/2017.Tên cô là Trương Thị Lan. Ngày vào ngành 5/9/1980 có 37 năm cống hiến, phục vụ dạy học trong bậc mầm non. Năm đóng bảo hiểm kể cả đóng lùi là 22 năm 8 tháng. Hệ số lương hiện hưởng đến ngày nghỉ hưu là 3,46.

Đến ngày nghỉ hưu được hưởng số tiền 1.268 ngàn/tháng và được nhà nước cho bù thêm 32 ngàn đồng.Tổng cộng 1.300 ngàn đồng/tháng.

Cầm quyết định vừa được nhận trên tay mà cô khóc không thành tiếng làm cho cả tập thể giáo viên của nhà trường không biết động viên cô bằng cách nào chỉ có khóc theo…”.

Như đã nói ở trên, câu chuyện không chỉ xôn xao cộng đồng mạng mà được nhiều vị lãnh đạo cao cấp quan tâm và thậm chí, làm nóng nghị trưởng trong phiên thảo luận về kinh tế - xã hội những ngày qua.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo Phùng Xuân Nhạ bày tỏ sự băn khoăn “Trường hợp của cô Lan vừa rồi tôi rất trăn trở nhưng làm việc thì Bảo hiểm xã hội (BHXH) nói không sai. Đứng về mặt nhà nước thì quy định như thế nhưng về mặt con người, các thầy cô hy sinh gần như cả đời như thế, giờ lương hưu 1,3 triệu thì sống sao?” – Bộ trưởng Nhạ nói.

Đại biểu Quốc hội Ngọ Duy Hiểu đầy trăn trở: "Đây là một vấn đề chúng ta hết sức phải suy nghĩ. Chúng ta phải điều chỉnh cơ chế, chính sách để làm sao người dân tham gia vào hệ thống BHXH và phải đảm bảo được cuộc sống khi về già".

Tranh luận với ĐB Ngọ Duy Hiểu, ĐB Bùi Sĩ Lợi sau khi dẫn ra một loạt con số cũng khẳng định BHXH đã làm đúng theo qui định hiện hành, thực chất mức lương căn cứ theo mức đóng bảo hiểm xã hội của cô giáo Trương Thị Lan chỉ 1.270.000 đồng/tháng. Cô Lan đã được nhà nước cấp bù 37.000 đồng để bằng mức lương cơ sở hơn 1,3 triệu đồng/tháng.

Ông Hoàng Văn Minh (Giám đốc Bảo hiểm xã hội Hà Tĩnh) cũng khẳng định mình làm đúng qui định: “Căn cứ các quy định của Nhà nước thì BHXH tỉnh Hà Tĩnh tính mức tiền lương hưu hàng tháng đối với bà Trương Thị Lan là hoàn toàn đúng quy định".

Người viết bài này xin không bàn về đúng sai của sự việc bởi đã không ít vấn đề tuy đúng với qui định nhưng không đúng với thực tế và ngược lại, sai với qui định nhưng không sai với thực tế mà vấn đề nằm ở chỗ cái qui định đó đúng hay sai?

Tuy nhiên, dù đúng hay sai thì đã qui định, phải làm theo qui định còn sai, khi nào sửa hãy hay. Đó là một nguyên tắc có tính pháp quyền

Vì thế, người viết bài này chỉ ái ngại cho cô giáo Lan. 37 năm dạy học dài lắm, nó được tính từ năm 18 tuổi cho đến lúc nghỉ hưu 55 tuổi. Tức là cả đời mình, cô Lan không làm nghề gì ngoài dạy học. Do đó khi về hưu, mọi chi phí cho cuộc sống nhìn cả vào dồn lương hưu. Trong khi đó, cái số tiền 1,3tr đồng so với đời sống bây giờ nó bé nhỏ, nó lỏm loi lắm.

Bé nhỏ, lỏm loi nhưng nó phải gánh đầy đủ “sứ mạng”, tức là mọi chi phí cho sự tồn tại của một con người, mà người đó lại già, lại yếu với đủ loại chi phí thuốc thang, tật bệnh...

Cho nên cô giáo Lan không ngất xỉu mới là lạ. Có lẽ chỉ có một niềm an ủi, đó là cô Lan ơi, không chỉ mình cô ngất xỉu mà theo bà Đinh Thu Hiền - Phó trưởng Ban thực hiện chính sách BHXH Việt Nam cho biết, theo số liệu mới nhất, hiện có 3.228 đối tượng sẽ phải nhận mức lương hưu dưới 1,3 triệu đồng/tháng chắc nhiều người cũng đang “ngất xỉu”.

Ơ, chợt nhớ cái khoản tiền cả ngàn tỉ đồng BHXH cho công ty cho thuê tài chính vay, thất thoát cách đây mấy năm báo chí nêu không biết giờ thế nào nhỉ? Mà cũng chả biết làm ăn thế nào mà BHXH nay “dọa” vỡ quĩ, mai “đe” tăng tuổi nghỉ hưu…!

 

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm