| Hotline: 0983.970.780

Thứ Tư 13/08/2014 , 09:43 (GMT+7)

09:43 - 13/08/2014

Chuyện mua rẻ, bán rẻ

Đã bán rẻ thì đương nhiên là phải mua với giá rẻ. Vì lợi nhuận luôn luôn là mục đích tối thượng của doanh nghiệp. Và hậu quả là người nông dân bị ép giá.

Trang web Oryza.com, một trang web chuyên về gạo cũng như báo chí trong nước (trong đó có Báo NNVN), đưa tin: Trung Quốc có thể cấm nhập khẩu gạo Việt Nam qua đường tiểu ngạch.

Nếu tin này là chính xác, thì sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam năm nay chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng. Bởi theo thông báo của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), thì năm 2013, tổng lượng gạo xuất khẩu của nước ta đạt 6,6 triệu tấn, trong đó lượng xuất tiểu ngạch sang Trung Quốc ước đạt 2 triệu tấn.

Còn năm nay, VFA dự báo lượng gạo xuất là 6,3 triệu tấn, nhưng con số xuất tiểu ngạch thì chưa thống kê được.

Xuất khẩu tiểu ngạch tuy có một số thuận lợi như không cần thủ tục, hợp đồng gì, không qua kiểm tra chất lượng gạo nghiêm ngặt… Rất thuận lợi cho một số DN của ta lâu nay vẫn quen coi việc xuất khẩu gạo như là việc “buôn chuyến”, nhưng cũng tiềm ẩn đầy rủi ro, do phía người mua luôn “nắm đằng chuôi”.

Do không cần thủ tục, hợp đồng gì, nên khi xảy ra sự cố, phần thiệt luôn luôn thuộc về người bán. Nhiều khi hàng đã tập trung lên biên giới, nhưng thương lái Trung Quốc lại “giở quẻ” không mua hay dây dưa không chịu nhập ngay với đủ thứ lý do, để gạo xuống cấp rồi mới ép giá.

Đó là chưa kể những trục trặc trong thanh toán…

Thực ra, gạo Việt Nam lâu nay vào Trung Quốc cả chính ngạch lẫn tiểu ngạch (32%) và một số thị trường khác đều với lợi thế là giá rẻ, chứ hoàn toàn không vì lợi thế chất lượng. Giá rẻ, và sự dễ tính của một số thị trường đã tạo nên một tâm lý “lười biếng” cho các doanh nghiệp Việt Nam không chịu đầu tư nâng cao chất lượng cho hạt gạo của mình.

Đã bán rẻ thì đương nhiên là phải mua với giá rẻ. Vì lợi nhuận luôn luôn là mục đích tối thượng của doanh nghiệp. Và hậu quả là người nông dân bị ép giá.

Và trong khi Trung Quốc dự kiến cấm nhập gạo tiểu ngạch, thì người Mỹ lại đang xem xét việc kiện gạo Việt Nam bán phá giá.

Về việc này, theo GS Võ Tòng Xuân thì “Mỹ làm như thế là vì Việt Nam không đưa hết các chi phí vào giá thành, người nước ngoài ăn gạo Việt Nam cũng được tính giá rẻ, cũng được nhà nước Việt Nam bao cấp nhưng nhà nước không hay. Ví dụ mình không đưa khấu hao hệ thống công trình thủy lợi mà nhà nước phải vay tiền để làm, không hạch toán khấu hao trong giá thành của hạt gạo nên gạo mình bán với giá rẻ, nếu tính vào giá gạo thì sẽ cao hơn…”.

Nhà nước vay tiền làm hệ thống công trình thủy lợi, người phải trả là dân. Cứ theo nhận định trên của GS Võ Tòng Xuân, thì hóa ra lâu nay, ngoài việc ép giá nông dân để mua rẻ gạo, các DN xuất khẩu gạo của ta còn mang cả số tiền mà nhà nước phải đi vay để đầu tư cho hạt gạo, đi biếu không nước ngoài, trong khi họ đã giàu nứt đố đổ vách.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm