| Hotline: 0983.970.780

Thứ Năm 27/09/2012 , 10:08 (GMT+7)

10:08 - 27/09/2012

Cơ quan quản lý nhà nước ở đâu?

Tin đồn nối tiếp tin đồn trên thị trường tiêu dùng đang khiến người tiêu dùng tái mặt, nhìn đâu cũng thấy hàng “bẩn”.

Tin đồn nối tiếp tin đồn trên thị trường tiêu dùng đang khiến người tiêu dùng tái mặt, nhìn đâu cũng thấy hàng “bẩn”. Các cơ quan chức năng thì rối bời bởi đang phải đối diện với những thông tin nửa thực, nửa hư.


Ảnh minh họa

Sau vụ trái cây các loại NK được các cơ quan chức năng khẳng định là có hóa chất độc hại, riêng trong tuần cuối cùng của tháng 9 này, hàng loạt tin đồn lại “đổ bộ” xuống người tiêu dùng: nào là đồ chơi Trung thu xuất xứ từ Trung Quốc có chứa độc tố gây ung thư cao gấp 123 lần mức cho phép; nào là đũa dùng 1 lần, măng khô… có chứa hóa chất lưu huỳnh. Kinh khủng hơn phải kể đến chuyện mới đây, có tin đồn rằng trong sữa tươi có đỉa băm nhỏ và trứng đỉa được hòa trộn. Những tin đồn chưa xác thực trên khiến người tiêu dùng khiếp đảm.

Phải thừa nhận rằng, trong thời gian qua, các cơ quan quản lý Nhà nước đã có những động thái kịp thời để điều chỉnh những sai phạm, xử lý triệt để những sản phẩm sai phạm. Ví như tại các cửa khẩu thì tổ chức chốt canh và ngăn chặn các loại hoa củ quả và động vật NK nhằm không để những độc hại xâm nhập vào thị trường nội địa. Tại “sân nhà” thì tổ chức kiểm tra, kiểm soát để làm sạch thị trường.

Đơn cử như việc sau khi phát hiện đồ chơi Trung thu có chất gây ung thư, Chi cục QLTT Hà Nội đã yêu cầu tất cả các loại đồ chơi đưa ra lưu thông phải đảm bảo chất lượng, được kiểm soát chặt chẽ về độ an toàn. Đối với tin đồn chưa được kiểm chứng như đũa dùng 1 lần chứa lưu huỳnh, các cơ quan chức năng cũng cẩn thận lấy mẫu xét nghiệm tại Viện Hóa học công nghiệp. Từ đó kết luận lưu huỳnh tồn dư trên đũa không có hại cho người tiêu dùng.

Dẫu sao thì những tin đồn trên đã được kiểm chứng bằng các kết luận khoa học. Nhưng vẫn còn đó những tin đồn theo kiểu nửa thực nửa hư đang khiến các nhà khoa học, cơ quan quản lý Nhà nước trở nên bối rối. Trở lại câu chuyện trong sữa có đỉa và trứng đỉa, mới đây, Hiệp hội sữa Việt Nam đã ra văn bản bác bỏ thông tin trên, khẳng định đó là tin đồn thất thiệt nhằm phá hoại kinh tế và gây mất ổn định xã hội. Theo người đứng đầu Hiệp hội, những tin đồn kiểu này rất nguy hiểm, vừa gây ảnh hưởng đến người tiêu dùng, vừa làm cho DN sản xuất gặp khó khăn do không tiêu thụ được sản phẩm. Hơn thế nữa, tin đồn thường xuất hiện ở các sản phẩm tiêu dùng thiết yếu nên nó lập tức gây hoang mang cho toàn xã hội.

Trước những “hoang tin” này, dư luận xã hội cũng chia thành nhiều nhóm ý kiến. Có ý kiến cho rằng, đây có thể là một tin đồn nhảm vì đúng như sự phân tích của các chuyên gia, đỉa không thể sống trong môi trường như vậy. Nhưng xét lại tin đồn này, người tung tin cũng có thể có hàm ý nhắc mọi người hãy thức tỉnh trước những sản phẩm độc hại có xuất xứ từ Trung Quốc và cả những sản phẩm sản xuất tại Việt Nam nhưng nguyên liệu lại NK từ Trung Quốc. Nếu không khéo, Việt Nam sẽ trở thành bãi chứa, bãi tiêu thụ cho thực phẩm nước ngoài kém chất lượng, độc hại.

Tin đồn vì thế cũng có thể đúng, có thể sai. Nếu đúng thì cần tỉnh táo để tìm giải pháp khắc phục. Còn nếu sai, cơ quan chức năng cũng cần lên tiếng một cách rõ ràng. Vụ “trong sữa có đỉa” mới đây chỉ có tiếng nói của Hiệp hội Sữa Việt Nam, điều này chưa đủ làm cho người tiêu dùng yên tâm, bởi Hiệp hội không có chức năng kiểm duyệt VSATTP nói chung và sữa nói riêng. Lúc đó, không hiểu cơ quan quản lý Nhà nước ở đâu?

Trước và trong khi chờ các cơ quan chức năng có kết luận, thì người tiêu dùng chỉ còn một cách duy nhất là tự tìm biện pháp bảo vệ mình và gia đình. Hay nói đúng hơn, tự học làm người tiêu dùng thông thái!

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm