| Hotline: 0983.970.780

"Công khai dịch, mọi chuyện sẽ tốt hơn nhiều"

Thứ Tư 19/05/2010 , 10:09 (GMT+7)

Hôm qua 18/5, Bộ trưởng NN-PTNT Cao Đức Phát đã đi kiểm tra dịch tai xanh trên đàn lợn tại 2 tỉnh đang được coi là "rốn dịch" tại miền Bắc

Hôm qua 18/5, Bộ trưởng NN-PTNT Cao Đức Phát đã đi kiểm tra dịch tai xanh trên đàn lợn tại 2 tỉnh đang được coi là "rốn dịch" tại miền Bắc. Qua kiểm tra cho thấy cần phải nhanh chóng rút kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo, ban hành văn bản, ra chính sách phòng chống dịch… 

Tại Bắc Ninh, dịch bắt đầu bùng phát từ 10/4 tại các huyện Lương Tài, Thuận Thành, Gia Bình. Đến nay, dịch đã xảy ra tại 213 thôn, 95 xã, thị trấn với trên 45 ngàn con lợn mắc bệnh, trong đó số lợn chết phải tiêu hủy đã lên tới 13.564 con. Ngày 18/4 tỉnh đã công bố dịch tại thị trấn Thứa, huyện Lương Tài. Đến ngày 29/4 tỉnh ra quyết định điều chỉnh đơn giá hỗ trợ tiêu hủy lợn mắc bệnh tai xanh. 

Bộ trưởng kiểm tra công tác phòng chống dịch tại xã Việt Đoàn, huyện Tiên Du, Bắc Ninh

Đến thăm hộ gia đình ông Nguyễn Văn Phúc, xóm 2, thôn Đông Sơn, xã Việt Đoàn, huyện Tiên Du chăn nuôi 40 con lợn, mặc dù bị mắc bệnh tai xanh nhưng lợn của hộ ông Phúc không chết. Bộ trưởng ghi nhận công tác phòng dịch khá tốt của các hộ dân và cơ sở, đặc biệt là không để lợn chết đã tránh được thiệt hại lớn về kinh tế. Tổng số lợn chữa khỏi đến thời điểm này của toàn huyện Tiên Du đã lên đến trên 2.000 con. Hiện tại toàn huyện còn 9.000 con lợn mắc bệnh.

Làm việc với lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh, Bộ trưởng Cao Đức Phát cho rằng, trước những số liệu báo cáo của tỉnh, dịch có chiều hướng giảm. Ghi nhận bước đầu tỉnh đã triển khai tương đối đồng bộ các giải pháp của Chính phủ, của tỉnh và các chính sách mà tỉnh ban hành. Đặc biệt là phương châm chống dịch “xã bảo vệ xã, thôn bảo vệ thôn, mỗi hộ bảo vệ chính mình”. Tuy nhiên, nhìn lại dù tỉnh đã cố gắng nhưng tại sao dịch lại bùng phát ở Bắc Ninh như vừa qua thì cần phải xem xét. Có khả năng nguyên nhân là do virus. Nhưng cái chính là xem công tác chỉ đạo như thế nào.

Theo Bộ trưởng Cao Đức Phát trong nhiều năm chống dịch, chúng ta đã rút ra được nhiều vấn đề. Tỉnh Bắc Ninh cần phải xem các văn bản, công tác chỉ đạo đã đồng bộ, kịp thời và hợp lý chưa. Bản thân Bộ NN- PTNT cũng rút kinh nghiệm từ thực tiễn như thế nào để công tác phòng chống dịch hiệu quả hơn. Tại cuộc làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Trần Văn Túy đề nghị Bộ trưởng trình TƯ hỗ trợ ngân sách cho tỉnh chống dịch vì đến thời điểm này số tiền chống dịch của Bắc Ninh đã rất lớn và đưa vacxin tai xanh vào tiêm phòng. Bộ trưởng khẳng định: Với vacxin, hiện các cơ quan chuyên môn cũng rất trăn trở vì khả năng biến đổi của virus rất nhanh, độ tương thích sẽ rất thấp. Tuy nhiên, Bộ đang chỉ đạo các cơ quan chuyên môn nghiên cứu, khảo nghiệm. Về việc hỗ trợ, UBND tỉnh có văn bản gửi Bộ, Bộ sẽ tập hợp và báo cáo Chính phủ.

Chiều cùng ngày, Bộ trưởng Cao Đức Phát đi kiểm tra tình hình phòng chống dịch tại xã Tư Mại, huyện Yên Dũng (Bắc Giang) và có buổi làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh Bắc Giang. Theo báo cáo của tỉnh, từ 15/4 đến nay dịch đã xảy ra trên 4 huyện, TP là TP Bắc Giang, Yên Dũng, Hiệp Hòa và Lục Ngạn. Tổng số lợn mắc chỉ có gần 3.400 con, trong đó số lợn đã chữa khỏi là gần 1.500 con, chỉ tiêu hủy trên 800 con. Tại huyện Hiệp Hòa và TP Bắc Giang đã 15 ngày nay không phát hiện thêm lợn mắc bệnh. Huyện Yên Dũng đã 7 ngày không có thêm dịch mới. Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang khẳng định, dịch lây lan từ các địa phương khác. Khi phát hiện tỉnh đã chỉ đạo dập dịch và chữa trị đồng thời ban hành chính sách hỗ trợ 15 ngàn đ/kg lợn hơi tiêu hủy.

Bộ trưởng Cao Đức Phát cho rằng, thực tế dịch ở Bắc Giang đang diễn ra ở quy mô lớn hơn. Tỉnh chỉ công bố dịch ở huyện Yên Dũng, nhưng dịch lại có ở TP Bắc Giang, Hiệp Hòa và Lục Ngạn. Vấn đề đặt ra là dịch vẫn còn đang diễn biến rất phức tạp trên quy mô lớn ở phía Bắc. Một số lợn chữa khỏi ở Bắc Giang nhưng ít nhất phải mất 3 tháng mới loại hết virus nên khả năng tiếp tục lân lan sang các vùng lân cận vẫn còn cao. Không thể chủ quan. Cần phải thực hiện các biện pháp quyết liệt để phòng chống, ngăn chặn dịch.

Bộ trưởng cũng cho rằng, cần phải rút kinh nghiệm từ thực tiễn để điều chỉnh việc lãnh đạo, chỉ đạo và ban hành chính sách cho phù hợp hơn. Bắc Giang hình như có quan điểm hơi khác trong việc chữa được tai xanh hay không chữa được tai xanh. Về vấn đề chữa được hay không, các nhà khoa học đầu ngành ở trong và ngoài nước đã bàn rất kỹ trên cả lý thuyết và thực tiễn. Và từ đó, Bộ đưa ra quan điểm là ban đầu, khi dịch bùng phát trên diện hẹp thì cần phải tiêu diệt tận gốc. Nhưng khi virus đã trở thành “địa phương” thì phải sống chung và việc chữa trị là cần thiết, tuy nhiên phải kiểm soát tốt việc vận chuyển, giết mổ, an toàn sinh học.

“Chúng ta không quá lo không tiêu thụ được thịt lợn cho dân vì công bố dịch, đó là một vấn đề lớn nhưng chúng ta không sợ. Chúng ta nói có dịch, nói chống dịch và ngày nào sẽ hết dịch thì mọi chuyện sẽ tốt hơn nhiều”- Bộ trưởng nói.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

42 mẫu cà phê vào chung kết cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam

42 mẫu cà phê, gồm 24 mẫu cà phê robusta và 18 mẫu arabica lọt vào vòng chung kết cuộc thi cà phê đặc sản Việt Nam 2024.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm