| Hotline: 0983.970.780

Thứ Tư 11/01/2017 , 06:30 (GMT+7)

06:30 - 11/01/2017

Cưu mang 74 người điên, quả là 'Bồ tát giữa đời thường'

Tuy chỉ có một chiếc xe tải cũ để kiếm sống, nhưng đã cưu mang 74 người điên, người tâm thần suốt 14 năm qua, đang gây “bão” trên mạng xã hội.

Chuyện vợ chồng anh Hà Tư Phước và chị Huỳnh Thị Hạc ở thôn Ia Rốc, xã Chư Hdrông, TP PIeiku (Gia Lai), tuy chỉ có một chiếc xe tải cũ để kiếm sống, nhưng đã cưu mang 74 người điên, người tâm thần suốt 14 năm qua, đang gây “bão” trên mạng xã hội.

Theo lời kể của anh Phước, thì năm 2003, kinh tế gia đình anh hết sức khó khăn, ngoài việc nuôi gia đình nhỏ của mình, anh còn phải lo thuốc thang cho người mẹ già tật nguyền. Một hôm đang đánh xe đi chở vật liệu, anh gặp một người điên đang lê la ngoài đường, chân bị trói bởi dây xích, có thể gục xuống bất cứ lúc nào.

Thấy vậy, anh đưa người đó lên xe, chở về nhà. Vợ anh kêu thét lên khi thấy chồng bỗng dưng đưa một người điên không quen biết về ở cùng. Nhưng rồi dần dần, chị cũng hiểu ra, và không những thế, chị còn cùng chồng chăm lo cho những người điên khác do chồng đưa từ mọi nơi về. Dần dần, số người điên được vợ chồng anh cưu mang lên tới 74 người.

Chỉ có chiếc xe tải cũ là phương tiện kiếm sống duy nhất, nên để đảm bảo cuộc sống cho cái “gia đình đặc biệt” có tới gần 80 thành viên này, anh Phước phải làm ngày làm đêm. Còn chị Hạc thì tất tả chợ búa, nấu ăn, giặt dũ, và làm rất nhiều việc không tên khác để phục vụ những con người bất hạnh đó.

Người điên là những người mất hoàn toàn lý trí. Với mỗi gia đình, khi không may có người bị điên, là cả nhà đã nháo nhào lên, là cuộc sống của gia đình bị đảo lộn bởi người điên đó rồi. Người điên có thể la hét, có thể đi lang thang, có thể ăn uống bậy bạ, thậm chí có thể đâm chém người... Và người ta đối xử với người điên, dù người đó là người ruột thịt của mình, bằng rất nhiều cách. Nhẹ thì tống vào trại tâm thần. Nặng thì xích chân hay làm cũi nhốt lại...

Thế mà vợ chồng anh Phước cưu mang tới 74 người điên, ở khắp mọi miền đất nước, không một ai có họ hàng hay thân thích với mình, trong đó có không ít người trong lúc điên đã gây ra cả những trọng án như giết cha, chém mẹ...

Trong suốt 14 năm, mà không một lời phàn nàn, đủ thấy tấm lòng nhân hậu của anh chị bao la đến thế nào. Có người đã gọi anh chị là “bồ tát giữa đời thường”, thiết nghĩ cũng không sai.

Điều rất lạ lùng là những người điên, có thể là những người quậy phá khủng khiếp ngoài xã hội, nhưng khi về với gia đình anh Phước, thì lại sống khá hòa đồng, và sau một thời gian, thì bệnh có dấu hiệu thuyên giảm.

Khi được hỏi về vấn đề này, anh đã trả lời: “Cũng chẳng có phương pháp gì, vợ chồng tôi coi tất cả những người ở đây như những thành viên trong gia đình. Còn những bệnh nhân thì coi nhau như anh em. Bệnh tâm thần, vấn đề tâm lý quan trọng lắm. Chỉ có xây dựng một cuộc sống vui vẻ, hòa đồng, như một gia đình lớn, thì bệnh mới thuyên giảm được”.

Câu trả lời của anh Phước, thật không gì có thể giản dị hơn. Nhưng có lẽ câu nói đó đã khiến không ít người lãnh đạo các bệnh viện tâm thần phải giật mình, bởi “xem mỗi bệnh nhân tâm thần như một thành viên trong gia đình”, là điều mà họ chưa làm được.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm