| Hotline: 0983.970.780

“Dân sẽ lại trồng cao su thôi!”

Thứ Tư 30/10/2013 , 10:10 (GMT+7)

"Nhìn vào bản đồ nông nghiệp miền Trung, chỉ có mỗi cây cao su với diện tích hơn 80 nghìn ha là hình thành được vùng SX tập trung... Tôi đồ rằng, dù bão gây thiệt hại nặng thế nào đi nữa, dân họ lại vẫn sẽ trồng cao su..." - TS. Nguyễn Văn Chinh chia sẻ.

TS. Nguyễn Văn Chinh - Viện trưởng Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp

Điều kiện đất đai, địa hình hẹp ngang, với nhiều dãy núi ăn sát ra tới biển đã khiến bức tranh tổng thể về nông nghiệp miền Trung bị phân chia hết sức manh mún. Từ những năm 1990, Chính phủ cũng đã có chủ trương phát động phong trào khai phá tiềm năng ở hai khu vực khắc nghiệt nhất của miền Trung là vùng đất cát ven biển và vùng trung du, miền núi phía tây.

Công tác điều tra, quy hoạch cho các vùng chuyên canh cây nông nghiệp cho miền Trung đã được tiến hành liên tục trong hơn 20 năm qua. Trong quá trình đó, chúng ta đã đưa vào thử nghiệm ở miền Trung hàng loạt cây trồng, trong đó nhiều loại cây trồng đã nếm trải thất bại.

Gần đây nhất như cà phê chè ở Quảng Bình, Hà Tĩnh, Thừa Thiên- Huế, cây dứa gắn với một số NM chế biến ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa đến nay cũng thất sủng. Duy có lẽ chỉ có trồng rừng là còn trụ lại được, nhưng với thu nhập mỗi ha trên dưới 10 triệu đồng/năm, dân không thể làm giàu nhờ rừng...

Đến nay, đứng về phía cơ quan quy hoạch nông nghiệp, tôi thấy ở miền Trung chỗ nào trồng được cây gì cũng đã trồng, và bức tranh quy hoạch nhìn chung đã cân đối và ổn định.

Cụ thể, một số loại cây trồng còn trụ lại ở miền Trung hiện nay như: diện tích hồ tiêu hiện khoảng 3,4 nghìn ha tập trung ở Quảng Trị và Quảng Bình; diện tích cà phê khoảng 6,4 nghìn ha tập trung ở Quảng Trị; diện tích cam khoảng 6,1 nghìn ha tập trung ở Nghệ An, Hà Tĩnh; diện tích bưởi khoảng 4,6 nghìn ha tập trung ở Hà Tĩnh; diện tích chè khoảng 8,3 nghìn ha tập trung chủ yếu ở vùng Thanh Chương, Anh Sơn (Nghệ An) và các vùng mía nguyên liệu còn giữ được tập trung tại Nông Cống, Thạch Thành, Thọ Xuân (Thanh Hóa)...

Tất cả những loại cây trồng trên, cũng đều phân bố rất manh mún, chưa thể nói là thành vùng SX hàng hóa thực sự, chưa giúp dân làm giàu, và hiện cũng đã cơ bản “hết đất trồng”, không còn nơi nào có thể cựa quậy để quy hoạch thêm được nữa.

Nhìn vào bản đồ nông nghiệp miền Trung, chỉ có mỗi cây cao su với diện tích hơn 80 nghìn ha là hình thành được vùng SX tập trung. Đi dọc miền Trung, khu vực nào thấy nhà cao tầng đẹp nhất, đó chỉ có là vùng trồng cao su. Điều này cho thấy vì sao dân lại mặn mà với cây cao su như thế.

Tôi đồ rằng, dù bão gây thiệt hại nặng thế nào đi nữa, dân họ lại vẫn sẽ trồng cao su. Vấn đề hiện nay, đó là cần điều chỉnh phát triển cây cao su ở vùng này ra sao mà thôi.

Về quy hoạch, tôi cho rằng quy hoạch diện tích 80 nghìn ha cao su ở miền Trung là đã ổn định và “kịch kim” rồi, không thể, và không nên mở rộng thêm diện tích nữa. Việc phát triển cao su miền Trung, chỉ có thể bám vào các vùng ven trục đường Hồ Chí Minh ở phía tây.

Đối với các vùng ven biển như Kỳ Anh (Hà Tĩnh), Vĩnh Linh (Quảng Trị), nên kiên quyết nói không với cây cao su. Thay vào đó, phương án trồng cỏ, nuôi bò thịt cũng là một giải pháp mà tôi cho là khả thi hơn cả. Các vùng gò đồi bán sơn địa ven phía tây miền Trung trồng cao su nhiều rủi ro, đất đai ở đó hoàn toàn có thể trồng được cỏ để phát triển đàn bò, chứ không phải hoàn toàn cằn cỗi.

Về giải pháp kỹ thuật trồng cao su, tôi không hiểu sâu nhưng qua tham quan tại Malaysia – nơi có điều kiện thời tiết nhiều bão như miền Trung, tôi thấy họ trồng cao su rất dày, lên tới 800 cây/ha để hạn chế tác động gió bão thay vì 450 – 500 cây/ha như ở ta.

 Đồng thời, họ rút ngắn chu kỳ khai thác, thay vì 25 – 30 năm xuống chỉ còn 20 năm để đẩy nhanh thời gian quay vòng nhằm né bão lớn và bán gỗ thanh lý. Đó cũng có thể là một giải pháp mà chúng ta nên tham khảo.

(*): Tác giả hiện là Viện trưởng Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

42 mẫu cà phê vào chung kết cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam

42 mẫu cà phê, gồm 24 mẫu cà phê robusta và 18 mẫu arabica lọt vào vòng chung kết cuộc thi cà phê đặc sản Việt Nam 2024.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm