| Hotline: 0983.970.780

'Đạo mộ bút ký' - Sách lược 'tái tạo hình dung lịch sử' của Trung Quốc

Thứ Hai 25/05/2015 , 06:20 (GMT+7)

Ngụ ý của “Đạo mộ bút ký” nhằm đưa dần thông tin vào tâm trí người xem, ngầm mặc định rằng từ đời Minh, đời Tống người Trung Quốc đã có nhiều hoạt động quản lý vùng biển này...

Cuốn sách “Đạo mộ bút ký” và bộ phim cùng tên được chuyển thể từ sách, với những hư cấu không có thật ‎về tìm kiếm mộ cổ trên đảo Vĩnh Hưng (tức đảo Phú Lâm của Việt Nam) và vùng biển Tây Sa (tức quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) ngụ ý đưa dần thông tin vào tâm trí người xem, ngầm mặc định rằng từ đời Minh, đời Tống người Trung Quốc đã có nhiều hoạt động quản lý vùng biển này, thậm chí xây dựng công trình lớn ở đây. 


Bìa sách “Đạo mộ bút ký”

Sách lược “tái tạo hình dung mới” của Trung Quốc

TS. Trương Huy Vũ (Đại học Quốc gia TP. HCM) tại một hội thảo khoa học về biển đảo, đã cảnh báo về sách lược “tái tạo hình dung lịch sử” của Trung Quốc với các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Theo TS Vũ,  Trung Quốc đang thực hiện “tái tạo nhận thức” về lịch sử chủ quyền của quốc gia này trên biển Đông.

Điều này Trung Quốc đang cố “chính danh hóa” bằng quyền lực mềm qua việc tác động vào nhận thức nhân dân Trung Quốc để biện hộ những hành động phi pháp của nước này tại các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam.

Ví dụ đầu tiên có thể dẫn ra là từ năm 2012, thông qua các sản phẩm đã đạt ngưỡng toàn cầu hóa là Wechat, chính quyền nước này đã nỗ lực tuyên truyền về chủ quyền, chính sách của Trung Quốc.

Vì thế, cũng như mọi người dùng trên thế giới, hơn 1 triệu người dùng Việt Nam hồ hởi đón nhận Wechat với một cái kích chuột xác nhận mà không để ý tới điều khoản “đồng ý mọi thông tin trên Wechat là sự thật”.

“Sự thật” ở đây là tấm bản đồ “đường lưỡi bò” ghi nhận Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền Trung Quốc.

Ví dụ trên đây chỉ là một minh họa cho một trong bốn trụ cột của chiến tranh truyền thông Trung Quốc đưa ra.

PGS.TS Nguyễn Hồng Thao (Học viện Ngoại giao), nhà nghiên cứu biển Đông của Việt Nam có nhiều công trình được đăng tải trên các tạp chí quốc tế, cảnh báo: Thông tin giả, chứng cứ giả được đưa dần dần thông qua sức hút quyến rũ của phim ảnh, game… sẽ góp phần uốn nắn các niềm tin trong công chúng, thay đổi nhận thức theo thời gian, ru ngủ kiểu mưa lâu thấm dần.

Đạo mộ bút ký - “Đạo mộ thời đại”

Một trong số sản phẩm đó đã xuất hiện ở Việt Nam là cuốn “Đạo mộ bút ký”.

“Sau “Đạo mộ bút ký” (bộ phim cùng tên sẽ được phát sóng trên truyền hình Trung Quốc ngày 18/6), sẽ chẳng có gì ngăn cản một bộ phim về Trịnh Hòa được bấm máy để tiêm nhiễm cho công chúng lịch sử không thật, không được kiểm chứng về quản lý Tây Sa, Nam Sa?” (PGS.TS Nguyễn Hồng Thao).

Bản dịch tiếng Việt tác phẩm này do Cty Bách Việt và NXB Thời đại ấn hành, đến nay đã phát hành được 2 tập (tập 1 phát hành năm 2013, tái bản năm 2014, tập 2 phát hành quý 1/2015). Tập 3 của bộ sách dự định phát hành trong vài tháng tới.

Sẽ không có gì đáng nói nếu một trong những bối cảnh của “Đạo mộ bút ký” với những hư cấu không có thật ‎về tìm kiếm mộ cổ trên đảo Vĩnh Hưng (tức đảo Phú Lâm của Việt Nam) và vùng biển Tây Sa (tức quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam).

Chỉ ngay trong tập 1 đã có hàng loạt các địa danh mạo nhận các đảo Việt Nam.

Cụ thể, trang 267, sách tái bản năm 2014, của NXB Thời đại và Cty Bách Việt đã viết:  “Kế hoạch của bọn họ là bắt đầu tìm kiếm từ khu vực đảo Tiên Nữ ở gần nhất, rồi đến đảo Hà Giải bổ sung vật tư; tiếp đến ba khu vực ở gần cụm đảo Thất Liên… Còn về phương pháp tìm kiếm, nước biển ở (cụm đảo) Tề Ân cực kỳ trong…”.

“Đảo Tiên Nữ” và “cụm đảo Thất Liên” trùng với tên các địa danh có thật. “Tiên Nữ” là tên một đảo nhỏ thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, còn “Thất Liên” là tên Trung Quốc đặt cho 7 đảo thuộc nhóm An Vĩnh ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Trao đổi với NNVN qua điện thoại, ông Lê Thanh Huy, đại diện Cty Bách Việt cho biết, ngày 25/5, Cục Xuất bản, NXB Thời đại và Cty Bách Việt sẽ có cuộc họp cụ thể để làm rõ các vấn đề liên quan.

PGS.TS Nguyễn Hồng Thao phân tích và cảnh báo: Ngụ ý của “Đạo mộ bút ký” nhằm đưa dần thông tin vào tâm trí người xem, ngầm mặc định rằng từ đời Minh, đời Tống người Trung Quốc đã có nhiều hoạt động quản lý vùng biển này, thậm chí xây dựng công trình lớn ở Tây Sa. 

Trong thời đại thông tin hiện nay, lựa chọn một bộ phim, một tác phẩm, một trò chơi game là quyền lựa của công chúng.

Đồng thời, hư cấu là một phần của đời sống văn học nghệ thuật và làm đẹp thêm cho văn học nghệ thuật. Song hư cấu không phải là tự do tuyệt đối khi nó đụng chạm đến các vấn đề pháp l‎ý, tình cảm, văn hóa và tinh thần dân tộc.

“Đã bao giờ trước máy tính, bạn đặt câu hỏi nội dung hư cấu của một bộ phim, một trò chơi sao cứ nhất thiết phải gắn với biển Đông, với Tây Sa, Nam Sa?”, PGS.TS Nguyễn Hồng Thao đặt câu hỏi.

Theo thạc sĩ Trần Quang Đức, “Đạo mộ bút ký” không phải trường hợp hy hữu trong việc các nhà văn Trung Quốc lồng các quan điểm về cương vực, lãnh thổ vào các tác phẩm văn học của mình. Và dù có đổi tên các đảo, "Đạo mộ bút ký" vẫn phần nào gửi gắm thông điệp sai trái về sự xuất hiện sớm và hiện diện liên tục của người Trung Quốc tại biển Đông”.

Xem thêm
Thái Hòa: 'Tôi thích diễn nhân vật độc ác'

Thảm đỏ ra mắt bộ phim 'Cái giá của hạnh phúc' quy tụ dàn khách mời đình đám của showbiz Việt và nhận được sự quan tâm lớn từ khán giả, truyền thông.

Atalanta tái đấu Liverpool: Chờ một phép màu từ The Kop

Trận tứ kết lượt về giữa Atalanta vs Liverpool trong khuôn khổ Europa League 2023/2024 sẽ diễn ra vào lúc 2h00 ngày 19/4/2024 trên sân vận động Atleti Azzurri d'Italia. 

U23 Indonesia tạo địa chấn khi vượt qua U23 Úc

U23 Indonesia đã tạo nên cú sốc khi có chiến thắng 1-0 trước U23 Australia ở lượt trận thứ 2, qua đó rộng cửa vào tứ kết giải U23 châu Á 2024.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm