| Hotline: 0983.970.780

Thứ Hai 17/10/2016 , 08:26 (GMT+7)

08:26 - 17/10/2016

Đâu phải chỉ tại thiên tai!

Thảm họa môi trường biển do Formosa trút xuống vùng biển từ Hà Tĩnh đến TT-Huế còn đó nỗi đau chưa hết thì trận đại hồng thủy lúc này ...

Thảm họa môi trường biển do Formosa trút xuống vùng biển từ Hà Tĩnh đến TT-Huế còn đó nỗi đau chưa hết thì trận đại hồng thủy lúc này đã nhấn chìm hàng vạn ngôi nhà và nhiều tài sản có giá trị của nhân dân 4 tỉnh ra sông, ra biển.

Đau đớn hơn, đã có hàng chục người dân vô tội bị nước lũ cuốn trôi; không ít người đến nay thân nhân chưa tìm thấy xác. Trẻ thơ và người già ở những vùng bị cô lập đang thiếu cái ăn, nước uống...

Khúc ruột miền Trung như một biển nước từ miền núi đến trung du và ngay cả trung tâm thành phố. Tại các huyện miền núi ở Hà Tĩnh và Quảng Bình nước lũ vẫn đang lên nhanh, nhiều xã bị chia cắt, cô lập. Thủy điện Hố Hô tiếp tục xả với lưu lượng lớn. Hồ Kẻ Gỗ đã phát đi thông báo sẽ xả lũ trong sáng 17/10. Trong khi cơn bão có sức gió giật cấp 17 ở ngoài biển Đông đang chĩa thẳng vào rốn lũ miền Trung.

Trước trận lũ kinh hoàng này, báo chí đã đưa những thông tin nóng hổi về những chuyến xe chở gỗ lậu từ trong rừng ở các tỉnh đi ra, trong đó có cả xe biển xanh chở gỗ quý hiếm.

Những cánh rừng một thời che bộ đội, vây quân thù, nay phần lớn đã trơ trọi “trong trắng, ngoài xanh”. Rồi điệp khúc thủy điện xả lũ đúng quy trình. Chủ tịch UBND huyện Hương Khê báo cáo với Chủ tịch tỉnh rằng chính ông cũng bất ngờ vì không hề hay biết.

Người đứng đầu huyện không hay biết thủy điện xả lũ thì thử hỏi dân nào trở tay kịp? Câu nói, “xả lũ như thế, dân nào trở tay kịp” là của ông Đặng Quốc Khánh, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh nói trong cuộc họp khẩn cấp tại huyện Hương Khê cách đây hai ngày.

Và, đâu đó, người ta vẫn bàn những câu chuyện như chạy cho được dự án làm tuyến đường này; đưa vùng đất kia vào quy hoạch đô thị… mà quên cái quy hoạch thủy lợi đi cùng. Để rồi khi nhà trôi, dân chết, tài sản bị nhấn chìm thì người ta đổ lỗi do thiên tai mà quên đi trách nhiệm của con người.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm