| Hotline: 0983.970.780

Đến lượt giá phân bón điên loạn

Thứ Năm 11/11/2010 , 09:23 (GMT+7)

Tại vùng Tứ giác Long Xuyên thuộc huyện Tri Tôn (An Giang), nông dân đã sẵn sàng trong tư thế vào vụ gieo sạ lúa. Giá phân bón bỗng tăng đột ngột từ đại lý cấp 2.

* ĐBSCL: Nông dân choáng váng!

* Đại lý cấp 1 báo ngưng bán hàng DAP

Tại vùng Tứ giác Long Xuyên thuộc huyện Tri Tôn (An Giang), nông dân đã sẵn sàng trong tư thế vào vụ gieo sạ lúa. Giá phân bón bỗng tăng đột ngột từ đại lý cấp 2.

Ông Sáu Đức - người làm ruộng qui mô trang trại đã chuẩn bị phân bón từ đầu vụ với hơn 30 tấn urê cũng không khỏi ngỡ ngàng. Nhìn giá phân nhảy múa, ông lo lắng: Phân sốt giá mạnh quá. Từ hai ba ngày trước đại lý cấp 1 báo ngưng bán mặt hàng phân DAP. Có thể do họ biết trước giá sẽ tăng vọt nên ghim hàng. Nhiều đầu mối cung phân trên Sài Gòn cũng ngưng bán ra.

Mấy ngày nay những nông dân đã lỡ xuống giống rồi còn sống dở chết dở khi lúa đang cần phân mà giá quá biến động. Nhiều người đành phải đi vay mượn tiền bên ngoài, kể cả vay nóng để có tiền mặt trả cho đại lý. Tìm đến các đại lý, ông Nguyễn Viết Sô, chủ DNTN Ba Sô ở thị trấn Bảy Ngàn, huyện Châu Thành A- Hậu Giang lắc đầu ngao ngán, chưa bao giờ giá phân bón lại tăng bất thường như năm nay.

Đặc biệt là các loại phân đơn như DAP, urê, kali. Hiện giá phân DAP về tới đại lý cấp I ở Hậu Giang đã là 750.000-780.000 đồng/bao (tùy loại), phân urê gần 500.000 đồng/bao. Riêng phân urê Phú Mỹ cao hơn giá phân nhập khẩu từ Trung Quốc khoảng 10.000 đồng/bao. Giá xuống các đại lý cấp II, III sẽ tăng thêm khoảng 30.000 đồng/bao cho mỗi cấp. Còn đến tay nông dân giá phải tăng thêm 100.000 đồng. Đó là giá trả tiền mặt, còn mua thiếu thì tùy cách tính của đại lý. Nhiều nông dân đến hỏi mua phân ông Ba Sô cũng không bán, khuyên họ chờ giá thế nào rồi mới tính được.

Ông Phạm Minh Thông, chủ cửa hàng VTNN Năm Thông, xã Đông Hiệp, huyện Cờ Đỏ, TP. Cần Thơ cho biết: Giá phân chiều qua (10/11) đã tăng đến chót vót. Hiện tại, mỗi bao phân urê, DAP tăng thêm khoảng 50.000 đồng và đang ở mức 470.000 - 480.000 đồng/bao 50 kg ure; DAP giá 750.000 – 760.000 đồng/bao. Giá phân bón biến động mạnh khiến đại lý cấp 2 không dám nhập phân vào dự trữ. Nhưng nếu không nhập vào thì chính vụ sẽ hụt hàng cung ứng cho nông dân, mất mối – ông Thông đắn đo.

+ Ông Nguyễn Văn Hiếu, PGĐ Sở NN-PTNT Đồng Tháp: "Mới đầu vụ mà giá phân bón nhảy nhót thế này quả thật rất đáng lo ngại". 

+ TS Đỗ Minh Nhựt, PGĐ Sở NN-PTNT Kiên Giang: "Trung bình, nông dân Kiên Giang sử dụng khoảng 300kg phân các loại cho 1ha lúa vụ ĐX. Đó là những năm có nước lũ, phù sa nhiều. Còn như năm nay, không có phù sa thì lượng phân phải tăng thêm khoảng 50kg/ha nữa. Từ cuối vụ HT đến nay, giá nhiều loại phân đã tăng thêm 35-40%. Như vậy, chỉ tính riêng tiền phân bón, mỗi ha đã tăng thêm trên 2 triệu đồng. Đó là chưa kể nguy cơ dịch bệnh sẽ tăng cao".

Còn chị Đào, chủ cửa hàng VTNN tại xã Nhơn Nghĩa, huyện Châu Thành A (Hậu Giang) nghe tin điều chỉnh tăng giá phân urê cho biết: Giá cả nhảy nhót, nhất là phân urê nên cửa hàng mới nhập về được chừng 10 tấn, còn lại phân NPK nhập vào nhiều hơn. Tuy nhiên, mới hôm qua một đại lý báo tin phân bón NPK có thể còn tăng lên thêm mà chưa biết là bao nhiêu.

Theo khảo sát của NNVN, hiện nay ở ĐBSCL có hơn 90% nông dân mua VTNN đều ghi nợ cuối vụ mới trả. Vì vậy, đại lý VTNN cấp 2 sẽ tính thêm phần lãi trên giá bán vào cuối vụ để bù đắp lãi trả ngân hàng. Ông Lê Minh Luân, xã Trung Hiệp (Vũng Liêm, Vĩnh Long) nói: Đa số bà con vùng này vào vụ sản xuất thì chạy đến các đại l‎ý mua phân bón bằng mặt, còn tiền thì đến cuối vụ thu hoạch lúa mới trả. Nông dân nghèo, nay giá đầu vào cứ tăng vùn vụt, họ càng khốn khổ hơn...

Trước tình hình giá phân bón liên tục biến động, một DNSX phân bón cho biết: Nguồn ngoại tệ và tỷ giá ngoại tệ trong thời gian qua liên tục biến động nên nhà NK phân bón rất sợ nhập phân về dự trữ dẫn đến cung hụt cầu. Nếu không kịp thời giải quyết sớm thì khi bước vào chính vụ sẽ càng gây bất lợi cho nhà nông. Nguồn cung thiếu, giá tăng cao kéo theo hàng kém chất lượng sẽ trà trộn tung ra thị trường rất khó kiểm soát.

Xem thêm
Giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh

Do nguồn cung khan hiếm vì cuối vụ chong đèn, cộng với thị trường Trung Quốc tiêu thụ ổn định nên giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Tập đoàn PAN đặt doanh thu 14.700 tỷ năm 2024 với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên

Trước lo ngại về biến đổi khí hậu, khó khăn chung của bối cảnh kinh tế, Tập đoàn PAN đặt mục tiêu doanh thu thận trọng tăng 12% với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm