| Hotline: 0983.970.780

Thứ Năm 10/06/2010 , 14:30 (GMT+7)

14:30 - 10/06/2010

Dỡ ra rồi lại bịt vào…như chơi

Bịt ngã ba, ngã tư đường phố, phân luồng giao thông để chống tắc đường, việc làm đó do Sở GTVT Hà Nội vừa khởi xướng và thực hiện, lập tức được quảng bá rầm rộ là "sáng tạo, hiệu quả". Thì ra lâu nay, tắc đường không phải do hạ tầng yếu kém,...

Bịt ngã ba, ngã tư đường phố, phân luồng giao thông để chống tắc đường, việc làm đó do Sở GTVT Hà Nội vừa khởi xướng và thực hiện, lập tức được quảng bá rầm rộ là "sáng tạo, hiệu quả". Thì ra lâu nay, tắc đường không phải do hạ tầng yếu kém, cũng không phải do hạ tầng phát triền không tương xứng với sự gia tăng phương tiện giao thông hay ý thức của người tham gia giao thông kém, mà là tội của… những cái ngã ba, ngã tư. Trị tội chúng bằng cách bịt chúng lại, mở lối khác cho các phương tiện giao thông rẽ phải rẽ trái là… ôkê hết. 

Ùn tắc giao thông tại điểm bịt ngã tư ở Hà Nội

Đùng một cái, nhiều ngã ba, ngã tư bị bịt lại được dỡ ra. Ô hay, đã gọi là "sáng tạo, hiệu quả", người tham gia giao thông vừa mới quen với việc tránh ngã ba ngã tư để rẽ theo lối mới, tắc đường vừa mới giảm theo chính phát ngôn của ngành…thì sao lại dỡ để ùn tắc trở lại như cũ? Ai chủ trương dỡ? Chả lẽ ngành GTVT Hà Nội cũng cùng “cái kiếp má đào” như cô Kiều, nên mới hành tội những cái ngã ba ngã tư bằng cách “dỡ ra rồi lại bịt vào…như chơi”. Mãi sau, nhờ lời giải thích của một quan chức Sở GTVT thủ đô trên một tờ báo, người ta mới biết quý Sở cho dỡ bỏ là để…“thử ý thức của người tham gia giao thông”.

Ô hay, sao lại “thử” nhau kiểu ấy? Người tham gia giao thông, ai chả tuân thủ Luật giao thông và sự điều hành trên đường của cơ quan chức năng. Vi phạm ư, thì nào cảnh sát giao thông, nào thanh tra giao thông dầy đặc trên đường, chạy đâu cho thoát. Vả lại thử là thử thế nào chứ? Dỡ bỏ ngã ba ngã tư không bịt nữa, ai vẫn tránh ngã ba ngã tư, rẽ theo lối mới là ý thức cao, còn ai đi qua ngã ba ngã tư bình thường như khi nó chưa bị bịt thì là ý thức giao thông kém ư? Ai thống kê được số lượng người có “ý thức giao thông kém” ấy ? Rất nhiều thắc mắc, nhưng không thấy vị quan chức kia giải thích thêm một lời ngoài mấy từ gọn lỏn ấy.

Không việc gì qua được mắt dân, cái kim trong bọc không phải chờ lâu ngày đã lòi ra do bị dân phát giác: Bỏ những ngã ba, ngã tư, mở những lối rẽ khác, tốn kém cho ngân sách thành phố đến tiền tỷ, thực chất là tạo ra những ngã ba, ngã tư mới. Việc làm này không hiệu quả, không chống được tắc đường. Vừa mới làm đã ầm ĩ lên là sáng tạo, là hiệu quả rồi, thì khi buộc phải quay lại lối cũ, buộc phải giải thích với dân, nhưng “ăn làm sao, nói làm sao bây giờ”. Lời giải thích của vị quan chức ngành GTVT Hà Nội nói trên, thật xứng đáng được ghi vào lịch sử ngành GTVT Hà Nội, nếu chính quyền thủ đô có ý định làm một “biên niên sử” tắc đường.

Thôi, đã không tin nhau, thì cứ việc đem nhau ra mà thử thách. Thử thách kiểu gì thì người dân vẫn phải đi làm ăn, nghĩa là vẫn phải tham gia giao thông. Thế đấy.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm