| Hotline: 0983.970.780

Doanh nghiệp “nghèo” ôm dự án nghìn tỉ

Thứ Sáu 22/03/2013 , 09:46 (GMT+7)

Một dự án lấy đi 2,3 ha đất tại giữa trung tâm thành phố Thái Nguyên, đồng thời đẩy hai cơ quan nhà nước thuộc Sở NN-PTNT phải ra thuê “nhà nghỉ” làm trụ sở.

Một dự án lấy đi 2,3 ha đất tại giữa trung tâm thành phố Thái Nguyên, đồng thời đẩy hai cơ quan nhà nước thuộc Sở NN-PTNT phải ra thuê “nhà nghỉ” làm trụ sở. 3 năm qua, hoạt động triển khai của dự án chỉ dừng ở phân lô, bán nền với giá 10,5 triệu/m2

Giấc mộng Việt Bắc

Lấy lý do xây dựng một khu đô thị mới hiện đại với đầy đủ các dịch vụ cao cấp như trung tâm thương mại, khách sạn 4 sao, năm 2010 tỉnh Thái Nguyên đã thu hồi 2,3 ha đất tại khu vực ngã ba Bắc Nam, phường Gia Sàng, TP Thái Nguyên và giao cho Cty CPĐT Châu Á Thái Bình Dương (APEC) làm chủ đầu tư.

Theo quy hoạch 1/500 được tỉnh Thái Nguyên phê duyệt, dự án có tòa tháp văn phòng cao 9 tầng, với tổng diện tích sử dụng hơn 9.100 m2. Tòa trung tâm thương mại và văn phòng cho thuê cao 18 tầng, với diện tích sử dụng 31.600 m2. Khách sạn 4 sao cao 21 tầng, gần 300 phòng nghỉ và các dịch vụ khác, biệt thự để bán có khoảng 100 căn gồm đơn lập và song lập, liền kề, với diện tích từ 150 đến 500 m2/căn.


Chiếm vị trí đắc địa, Cty APEC đã đẩy hai cơ quan Nhà nước phải ra thuê nhà nghỉ 
làm trụ sở

Với mức đầu tư lên đến gần 1.000 tỷ đồng, Dự án khu đô thị phức hợp do APEC làm chủ đầu tư không chỉ được đánh giá là một trong những dự án lớn nhất từ trước đến nay trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên mà còn là một dự án có thiết kế kiến trúc độc đáo, hiện đại, tính thẩm mỹ cao, thân thiện với môi trường. Nơi đây sẽ tạo ra một không gian mua sắm với nhiều tiện ích góp phần đáp ứng nhu cầu về hàng hóa, dịch vụ của người dân sống trên địa bàn Thái Nguyên. Cung cấp mặt bằng văn phòng cho thuê cao cấp, mặt bằng triển lãm, hội nghị... tạo ra không gian làm việc sang trọng cho những tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Hiện thực trần trụi

Chủ đầu tư cam kết sẽ đảm bảo tiến độ dự án và trong năm 2011 hoàn thành những hạng mục đầu tiên. Tuy nhiên, sau khi GPMB, phía Cty APEC không hề triển khai xây dựng “tòa tháp văn phòng 19 tầng, trung tâm thương mại hay khách sạn 4 sao” mà chỉ để người dân Thái Nguyên giữ nguyên “mơ ước” mãi vẫn là “mơ ước”. Hoạt động triển khai dự án của APEC cho đến nay hoàn toàn diễn ra trên mạng Internet với những lời lẽ mĩ miều nhằm giới thiệu dự án để bán đất. Được biết, để lấy khu “đất vàng” rộng 2,3 ha nằm giữa trung tâm TP Thái Nguyên, Cty APEC chỉ phải bỏ ra khoản tiền trên 20 tỉ đồng GPMB nhưng đất dự án được rao bán trên mạng với giá thấp nhất 10,5 triệu đồng/m2.

Như vậy, chỉ giao dịch thành công 1 lô 150 m2 Cty APEC đã thu về trên 2 tỉ đồng. Theo quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt dự án có tới 100 căn biệt thự rộng từ 150 - 500 m2, nếu bán hết thì ít nhất chủ đầu tư cũng có từ 200 - 300 tỉ đồng. Một khoản chênh lệch khổng lồ so với số tiền đầu tư ban đầu + công san ủi mặt bằng + công rao bán trên mạng.

Cần nói thêm là để dự án có được vị trí đắc địa, Cty APEC đã thực hiện thành công một phi vụ hi hữu là “đá” bay hai công sở nhà nước gồm Trung tâm Khuyến nông và Trung tâm Thủy sản ra khỏi mặt đường Thống Nhất để đến bây giờ hai cơ quan này vẫn phải thuê chung một nhà nghỉ tư nhân làm trụ sở hoạt động.

Dư luận nhân dân tỉnh Thái Nguyên đang đặt câu hỏi chủ doanh nghiệp APEC là ai mà được tỉnh Thái Nguyên ưu ái đến thế?

Theo tìm hiểu của phóng viên, Cty APEC nhận đầu tư khá nhiều dự án trên địa bàn nhưng hầu như thường để treo vì không đủ năng lực thực hiện. Như dự án xây dựng hạ tầng Khu công nghiệp Điềm Thụy, APEC được tỉnh Thái Nguyên giao làm chủ đầu tư nhưng công ty không đủ sức để giải phóng mặt bằng, tiền bồi thường cho người dân chỉ trả được một nửa, nợ lại một nửa. Nhân dân trong vùng dự án khiếu nại suốt 3 năm qua nhưng công ty vẫn chây ỳ không chịu trả. Cũng liên quan đến việc đền bù GPMB, theo Trung tâm Thủy sản Thái Nguyên, hiện Cty APEC còn nợ Trung tâm 141 triệu đồng. Trung tâm đã nhiều lần gửi công văn đòi nhưng APEC không chịu thanh toán. Đứng tên chủ đầu tư của nhiều dự án lớn nhưng APEC lại mang đeo đẳng những khoản nợ một vài trăm triệu không thể thanh toán. Liệu APEC có đủ năng lực xây dựng một khu đô thị hiện đại với mức đầu tư 1.000 tỉ đồng hay chỉ vẽ ra trong dự án rồi trông đợi vào việc bán đất kiếm lời?

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

42 mẫu cà phê vào chung kết cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam

42 mẫu cà phê, gồm 24 mẫu cà phê robusta và 18 mẫu arabica lọt vào vòng chung kết cuộc thi cà phê đặc sản Việt Nam 2024.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm