| Hotline: 0983.970.780

Thứ Hai 20/02/2012 , 09:48 (GMT+7)

09:48 - 20/02/2012

Đổi mới từ việc “nhiệt liệt; kính thưa”

Văn phòng Trung ương Đảng vừa có công văn gửi các đơn vị trực thuộc yêu cầu quán triệt một nội dung: khi đón tiếp các đồng chí lãnh đạo Đảng, nhà nước không treo khẩu hiệu “Nhiệt liệt chào mừng…”.

Không phải ngẫu nhiên mà Văn phòng Trung ương ra văn bản nhắc việc này, bởi từ trước đến nay khi chuẩn bị các cuộc làm việc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (như chúc tết, kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết tại bộ ngành, tổ chức xã hội, địa phương) các chuyên viên của Văn phòng đều phải nhắc một yêu cầu là nơi đón tiếp phải gỡ bỏ ngay các băng-rôn “Nhiệt liệt chào mừng…” viết tên Tổng Bí thư! Đơn cử như các cuộc làm việc với giới trí thức tại Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam ngày 13/8/2011; làm việc với giới văn nghệ sĩ, tuyên giáo ngày 15/8/2011…

Sự giản dị ấy của người đứng đầu Đảng đã khiến nhiều người cảm phục, bởi thực tế hiện nay nhiều vị cấp thấp hơn ông vẫn đi làm việc theo lối “cờ giong, trống mở”; “tiền hô, hậu ủng” và băng rôn chào mừng giăng khắp chốn! Thậm chí ở Hải Phòng người ta còn thấy một doanh nghiệp giăng bảng khẩu hiệu đỏ chót rực rỡ chào mừng ông… Bí thư Thành ủy khi được ông quá bộ ghé thăm.

Một số người cho rằng, để xảy ra chuyện phô trương ấy có thể do các vị lãnh đạo khác vô tâm, không để ý, nhưng phần nhiều cho là do nhận thức của cấp dưới dẫn đến thái độ trịnh trọng quá đáng thành xum xoe, bợ đỡ cấp trên gây phản cảm trong nhân dân.

Còn nhớ liên quan đến chủ đề khá tế nhị này năm 2004 Chính phủ đã ban hành Nghị định (số 154/2004 ngày 9/8/2004), về nghi thức nhà nước trong các lễ mít tinh, lễ kỷ niệm, họp hành … Văn bản này đã quy định rất rõ về chuyện “kính thưa”, việc tiếp đón, tặng hoa, quà, chụp ảnh... trong đó nói rõ chỉ “kính thưa” một đồng chí lãnh đạo cao nhất tại phiên họp.

Sau đó tại phiên họp cuối cùng của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XI (diễn ra chiều ngày 12/7/2007 tại Hà Nội) nội dung này được thảo luận khá rôm rả. Cuối cùng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng chốt: “Vấn đề cứ tưởng vụn vặn nhưng cũng quan trọng vì đây là vấn đề văn hóa… Trong lĩnh vực hành chính Nhà nước, theo tôi biết là cũng đã có hướng dẫn là chỉ kính thưa người có chức vụ cao nhất tại các cuộc họp, lễ kỷ niệm, mít tinh... Hiện nay, vẫn còn có những bài phát biểu mà thấy “kính thưa” mãi vẫn chưa kết thúc. Ngay tại Quốc hội, cũng có những phát biểu sau khi “kính thưa” xong, đến cuối bài lại có câu: cám ơn đã cho tôi phát biểu. Do đó cũng nên phải có cải tiến để tránh sự rườm rà”.

Gần đây Trung ương ban hành Nghị quyết Trung ương IV, trong đó nhấn mạnh các cấp ủy, người đứng đầu phải nhận thức lại vai trò, vị trí của mình, đặc biệt là nghĩa vụ phục vụ nhân dân, đấu tranh mạnh mẽ với sự suy thoái đạo đức lối sống, xa rời quần chúng. Đơn giản là học lại lời dạy của Bác: vào Đảng không phải là để làm quan phát tài...

Sự ra đời của Nghị quyết này được nhiều đảng viên kỳ vọng: Đảng đã bắt đầu nhìn ra sự quan liêu và bắt đầu tuyên chiến với nó, mà sự đổi mới đầu tiên có lẽ đã khởi động từ chuyện "Nhiệt liệt" và "Kính thưa"?!

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm