| Hotline: 0983.970.780

'Đội tuyển Việt Nam đá chưa biến hoá trước Afghanistan'

Thứ Tư 29/03/2017 , 07:29 (GMT+7)

Chứng kiến trận đấu vất vả của đội tuyển Việt Nam trước Afghanistan, cựu phó chủ tịch phụ trách chuyên môn VFF Dương Vũ Lâm chỉ ra nhiều nhược điểm của đội bóng trong tay HLV Nguyễn Hữu Thắng.

Đội tuyển Việt Nam đã chơi như thế nào trước Afghanistan, thưa ông?

Về cơ bản, lối chơi nhỏ và ban bật ngắn là phù hợp với thể hình của chúng ta so với đối thủ. Tuy nhiên, chúng ta lại quá lạm dụng vào các pha chuyền ngắn, mà thiếu những tình huống gây đột biến như chuyển cánh, chuyển hướng tấn công, hay đột ngột thay đổi tốc độ. Rồi ngay chính trong các pha chuyền ngắn của đội tuyển Việt Nam cũng chưa thể gọi là các pha phối hợp nhóm, mà chỉ đơn thuần là 2 – 3 đường chuyền ở cự ly gần, trước khi tự chuyền bóng vào chỗ tắt.

Riêng những vị trí được chờ đợi ở trận này như Xuân Trường và Công Phượng đã thi đấu ra sao?

Công Phượng gần như bị "bắt bài" trước Afghanistan (ảnh: N.Đ)

Các vị trí xuất thân từ CLB HA Gia Lai đang bị lệch với những người đứng ngay bên cạnh họ. Ví dụ như Xuân Trường không kết hợp được với Huy Hùng, khiến anh bộc lộ những điểm yếu trong hỗ trợ phòng ngự, vì không giữ được cự ly hợp lý với người chơi ngay sát mình. Việc không quen chơi bóng trên mặt sân cỏ nhân tạo cũng khiến cảm giác bóng của Xuân Trường không tốt, không có những đường chuyền đúng khả năng của cầu thủ này.

Về phía Công Phượng, ngoài cảm giác bóng, thì cảm giác không gian của cầu thủ này cũng không tốt, do như tôi đã nói về chuyện Công Phượng phải gần như ngồi dự bị suốt năm qua khi chơi bóng tại Nhật Bản. Vả lại, việc phải hoạt động xoay lưng về phía khung thành đối phương khiến cho Công Phượng và cả Văn Quyết không còn nguy hiểm. Chưa kể họ bị đối thủ đẩy ra quá xa khu vực 16m50 của Afghanistan.

Về phía Afghanistan thì sao, đối thủ của chúng ta có phải quá mạnh?

Văn Quyết mất hút trước hàng thủ đối phương (ảnh: N.Đ)

Không thể nói là mạnh. Những gì họ thể hiện trên sân cho thấy trình độ của họ không quá cao, họ cũng chỉ thường thường bậc trung đúng với trình độ chung thuộc các đội bóng hạng dưới tại châu Âu mà cầu thủ của họ thi đấu. Thật ra nếu tiền đạo của Afghanistan sắc bén, có thể chúng ta đã thủng lưới ngay từ hiệp 1.

Nhìn chung, chính lối chơi thiếu đột biến của đội tuyển Việt Nam làm giảm sức mạnh của chính chúng ta. Ví dụ như việc đá trung lộ quá nhiều mà thiếu các pha giãn biên tự động khiến cho đội tuyển Việt Nam mất luôn một phương án lên bóng, làm giảm uy lực của các vị trí quan trọng nhất như Công Phượng, Văn Toàn.

Bên cạnh đó, có vẻ như Afghanistan có nghiên cứu lối chơi của đội tuyển Việt Nam?

Có lẽ là như vậy. Họ phòng ngự có chiều sâu, không vội vã và luôn biết cách phong toả các cầu thủ có kỹ thuật của chúng ta, chứng tỏ họ hiểu lối đá của Công Phượng nói riêng và nhóm các cầu thủ HA Gia Lai nói chung, sau khi nhóm cầu thủ này nổi lên ở các giải U19 những năm trước. Chỉ tiếc là chúng ta chưa làm mới mình trong các pha phối hợp, khi bị đối thủ đọc ra cách chơi chủ đạo.

Xin cảm ơn ông!

(dantri.com.vn)

Xem thêm
Trưng bày 70 tác phẩm mỹ thuật về lịch sử chiến dịch Điện Biên Phủ

Ngày 26/4, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam khai mạc triển lãm ‘Đường lên Điện Biên’ nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm