| Hotline: 0983.970.780

Thứ Tư 28/12/2016 , 06:30 (GMT+7)

06:30 - 28/12/2016

Dùng nhục hình để bức cung, phải coi đó là tội ác!

Lại thêm một tử tù vô tội, khiến dư luận xã hội sôi sục. Người đó là ông Hàn Đức Long (xã Phúc Sơn, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang), người không chỉ bị một mà tới 4 phiên tòa...

Người đó là ông Hàn Đức Long (xã Phúc Sơn, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang), người không chỉ bị một mà tới 4 phiên tòa đều kết án tử hình vì tội hiếp dâm và giết một cháu bé 5 tuổi, và đã phải ngồi tù hơn 11 năm.


Người thân đến thăm hỏi ông Long (thứ 2 bìa phải) - (Ảnh: Nam Trần/Báo Tuổi trẻ)
 

Ra khỏi nhà tù, ông Long lập tức lên tiếng rằng ông đã bị các điều tra viên (ĐTV) dùng nhục hình để bức cung, buộc ông phải nhận hai tội hiếp dâm và giết người, dù ông không thực hiện những hành vi đó.

Trần Văn Thêm, Huỳnh Văn Nén, Nguyễn Thanh Chấn, Hàn Đức Long, và rất nhiều người khác nữa, nói như đại thi hào Nguyễn Du, là “oan này còn một kêu trời, nhưng xa”, ai cũng bị dùng nhục hình để bức cung. Đã đến lúc xã hội cần đặt ra một câu hỏi rất nghiêm túc.

Rằng trong những phiên tòa xử các vụ án giết người, bản án của Tòa án các cấp đều có chung một nhận định: Hành vi của các bị cáo là tội ác, cực kỳ nguy hiểm, quyết tâm tước đoạt đến cùng mạng sống của người khác.

Thế còn những ĐTV dùng nhục hình để bức cung, buộc những người như ông Long phải nhận tội giết người, dù họ không làm, dẫn đến một bản án tử hình, và cuối cùng là họ phải nhận một loạt đạn hoặc một mũi tiêm thuốc độc, thì những ĐTV đó có phải là những người đã gây tội ác cực kỳ nguy hiểm, quyết tâm tước đoạt đến cùng mạng sống của người khác không?

Bởi cách làm tuy khác nhau. Những kẻ côn đồ vung dao đoạt mạng người là những kẻ vô pháp luật. Còn những ĐTV bức cung, dẫn đến những bản án tử hình oan kia, lại nhân danh pháp luật, được pháp luật thừa nhận (những hành vi đó thường được gọi một cách mỹ miều là “dùng các biện pháp nghiệp vụ để buộc nghi can phải cúi đầu nhận tội”), nhưng hậu quả thì giống nhau. Đó là những cái chết, những bản án oan tức tưởi. Và nếu không gọi đó là tội ác, thì nên gọi đó là gì?

Và đã đến lúc không thể chấp nhận một quy trình tố tụng hết sức lạc hậu, đã kéo dài nhiều chục năm nay được nữa: Viện kiểm sát có chức năng kiểm sát điều tra.

Nhưng thay vì “kiểm sát” xem kết luận điều tra và hồ sơ điều tra của cơ quan điều tra có căn cứ hay không, thì lại chỉ “sao y bản chính” kết luận điều tra. Bản cáo trạng của quý viện bao giờ cũng mở đầu bằng câu “từ kết quả điều tra cho thấy...” và tiếp theo là lặp lại y chang kết luận điều tra, bất kể hồ sơ điều tra đã được ngụy tạo như thế nào.

Còn tòa án thì cứ “án tại hồ sơ” mà tuyên. Câu nói của ông Phạm Tuấn Chiêm, nguyên thẩm phán TAND tối cao, người đã làm chủ tọa phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án Nguyễn Thanh Chấn, khi bị khởi tố bị can về hành vi “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, với báo chí, rằng “hồ sơ công an họ làm chặt như thế, thì tôi chỉ biết tuyên án ông Nguyễn Thanh Chấn như thế, chứ biết làm sao được ?”, đã nói lên tất cả.

Bình luận mới nhất