| Hotline: 0983.970.780

Thứ Hai 05/02/2018 , 06:25 (GMT+7)

06:25 - 05/02/2018

Đừng quên những nỗi ám ảnh ngày tết!

Tết Âm lịch nào cũng vậy, bên cạnh niềm vui, là một nỗi sợ thường trực lại ám ảnh toàn xã hội, đó là những cái chết.

Ảnh minh họa

Trong 7 ngày Tết Đinh Dậu (2017), cả nước xảy ra 368 vụ tai nạn giao thông (TNGT), làm 203 người chết và 427 người bị thương, trong đó có hàng chục người bị thương nặng, phải sống thực vật cả đời. Một con số quá khủng khiếp. Ngày tết, rất nhiều người đã ra đường bằng xe máy, bằng ô tô... Nhưng khi về nhà thì lại về trong những chiếc quan tài. Ngoài TNGT, thì cũng trong 7 ngày Tết Đinh Dậu, theo báo cáo của Bộ Y tế gửi Chính phủ, từ 29 tháng chạp đến 5 tháng giêng, cả nước có 4.474 người phải nhập viện cấp cứu, trong đó có 20 người chết, do... đánh nhau.

Chết do TNGT và chết do đánh nhau, thường được dân gian gọi là những cái chết “bất đắc kỳ tử”, tức là những cái chết không theo quy luật sinh-lão-bệnh-tử, mà là những cái chết đột ngột, không ai ngờ tới, chết khi tuổi đời còn rất trẻ, nhiều người thậm chí còn chưa kịp thành niên. Những cái chết “bất đắc kỳ tử” như thế, thường gây đau thương cho người thân gấp nhiều lần những cái chết "hưởng trọn tuổi trời". Đám tang những người “bất đắc kỳ tử”, ngày thường, đã vô cùng đau xót rồi, những đám tang như thế, ngày tết, còn khủng khiếp hơn.

Hàng trăm người “bất đắc kỳ tử” chỉ trong mấy ngày, đã để lại nỗi đau cho hàng ngàn thân nhân. Nào cha mẹ mất con, nào con mất cha, mất mẹ, nào anh chị mất em, em mất anh mất chị, nào vợ mất chồng, nào chồng mất vợ... Ngoài ra, còn hàng chục người khác phải dính vòng lao lý. Hàng trăm gia đình sụp đổ về kinh tế, đảo lộn cuộc sống, do mất người trụ cột trong nhà. Số tài sản bị thiệt hại lên đến hàng trăm tỷ...

Những cái chết, những vụ bị thương vì TNGT và vì đánh nhau xảy ra trong tết, phần lớn bắt nguồn từ rượu. Ngày tết là ngày người ta xả hơi, tận hưởng thành quả lao động cả năm, tận hưởng niềm vui sum họp sau những tháng năm dài xa cách. Tất cả những “tận hưởng” đó, đều được đo bằng rượu. Rượu bia tràn ly, rượu bia thả cửa. Rượu đã biến những con người quanh năm hiền lành, chân chất, thành những kẻ côn đồ hung hãn. Đầu bữa rượu còn là những bạn bè chí cốt, là anh em cốt nhục...

Cuối bữa rượu, bỗng tất cả trở thành kẻ thù “không đội trời chung”, và sau màn đấu võ mồm là những pha đấu võ tay, bằng bất cứ thứ gì có thể với được trong tầm tay. Và kết quả cuối cùng là kẻ chết, người vào tù. Rượu cũng biến những người vốn điềm đạm thành những “hung thần xa lộ”, lao xe vun vút trên đường. Và hậu quả cuối cùng cũng là những chuyến đi không bao giờ trở lại.

“Trong thời gian tới, cần gắn trách nhiệm của người đứng đầu các địa phương. Nơi nào để xảy ra tai nạn giao thông nhiều, người đứng đầu tỉnh phải chịu trách nhiệm”. Lời nói của Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình tại hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông năm 2017, vẫn còn văng vẳng. Tết Mậu Tuất 2018 đã rất gần rồi. Xin các vị lãnh đạo các tỉnh đừng quên.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm