| Hotline: 0983.970.780

Gỗ Việt Nam sắp có 'giấy thông hành' vào EU

Thứ Hai 21/11/2016 , 09:45 (GMT+7)

Vào tháng 10/2010, Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) đã đồng ý khởi động đàm phán Hiệp định VPA/FLEGT và đến tháng 11/2011, hai bên đã chính thức đàm phán.

08-59-23_dscn4144
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường (phải) và ông Karmenu Vella chủ trì phiên họp
 

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường và ông Karmenu Vella, Cao ủy về Môi trường, các vấn đề về hàng hải và thủy sản thuộc Ủy ban châu Âu cuối tuần qua đã đồng chủ trì họp báo công bố kết thúc cơ bản đàm phán Hiệp định Đối tác tự nguyện (VPA) về Thực thi lâm luật, quản trị và thương mại lâm sản (FLEGT) giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU).

Hiệp định Đối tác tự nguyện về Thực thi lâm luật, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA/FLEGT) nhằm đảm bảo tính hợp pháp của tất cả các sản phẩm gỗ của Việt Nam xuất khẩu; góp phần mở rộng thị trường xuất khẩu quốc tế, đặc biệt là thị trường EU, nâng cao thương hiệu và hình ảnh ngành chế biến gỗ của Việt Nam.

Vào tháng 10/2010, Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) đã đồng ý khởi động đàm phán Hiệp định VPA/FLEGT và đến tháng 11/2011, hai bên đã chính thức đàm phán. Với tinh thần đàm phán tích cực, hiểu biết, tôn trọng và bình đẳng cùng với quá trình đồng hành của DN, hiệp hội và các tổ chức chính trị xã hội… sau gần 6 năm, với 10 phiên cấp cao, 18 phiên kỹ thuật, Việt Nam và EU đã cơ bản kết thúc toàn bộ các nội dung của Hiệp định VPA/FLEGT.

Nội dung của Hiệp định bao gồm các vấn đề về: Danh mục mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ đưa vào Hiệp định VPA để cấp phép FLEGT; định nghĩa gỗ hợp pháp của Việt Nam; các điều kiện của EU quy định việc cho phép lưu thông tự do vào Liên minh các sản phẩm gỗ xuất khẩu từ Việt Nam đã được cấp giấy phép FLEGT; yêu cầu và thông số kỹ thuật của giấy phép FLEGT; hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp; điều khoản tham chiếu giám sát độc lập…

Trong đó, nội dung quan trọng nhất của Hiệp định là việc Việt Nam sẽ xây dựng và vận hành Hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp (VNTLAS) phù hợp với hoàn cảnh của Việt Nam và đáp ứng các yêu cầu của EU về truy xuất nguồn gốc gỗ hợp pháp trong toàn bộ chuỗi cung ứng.

Phát biểu tại cuộc họp báo, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường khẳng định, sau khi hệ thống VNTLAS của Việt Nam được vận hành sẽ góp phần quan trọng đảm bảo nguồn gốc gỗ hợp pháp xuất khẩu vào EU thông qua giấy phép FLEGT.

Đây là “giấy thông hành” để các lô hàng gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam khi xuất khẩu vào EU không phải thực hiện trách nhiệm giải trình về truy xuất nguồn gốc gỗ hợp pháp theo quy chế gỗ EU. Qua đó, góp phần  thúc đẩy quản lý rừng bền vững và phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu Việt Nam.

Ông Karmenu Vella, Cao ủy về Môi trường, các vấn đề về hàng hải và thủy sản, Ủy ban châu Âu nhấn mạnh, Hiệp định VPA/FLEGT sớm được hiện thực hóa sẽ góp phần đẩy nhanh quá trình rà soát các phụ lục kỹ thuật tiến đến ký kết và phê chuẩn Hiệp định giữa 2 bên vào đầu năm 2017. Liên minh châu Âu cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam để thực hiện thành công Hiệp định này.

Thông qua đàm phán, Liên minh châu Âu khuyến khích Việt Nam huy động sự tham gia của các bên trong việc thực thi giám sát thực hiện Hiệp định. Trên cơ sở đó đảm bảo sinh kế người dân và nguồn gỗ gỗ hợp pháp cho các những gỗ khai thác và xuất khẩu.

Theo thông tin từ phía Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam, trung bình Việt Nam xuất khẩu sang EU khoảng 700-800 triệu USD/năm, tuy nhiên, con số này có thể tăng lên 1 tỷ, thậm chí 2 tỷ USD/năm. Trong khi đó, EU tiêu thụ gỗ và sản phẩm gỗ lên tới 90 tỷ USD/năm nên thị trường còn nhiều dư địa.

 

Xem thêm
Giá xăng dầu hôm nay 2/5/2024: Biến động nhẹ sau kỳ nghỉ lễ

Giá xăng dầu hôm nay 2/5/2024 tăng giảm trái chiều. Trong đó, giá xăng RON 95-III tăng 40 đồng, còn giá dầu biến động nhẹ từ 110 - 260 đồng.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Lộc Trời ghi nhận doanh thu đạt 3.849 tỷ đồng trong quý I/2024

Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời vừa công bố hoạt động kinh doanh quý I/2024 với doanh thu đạt 3.849 tỷ đồng, tăng 57% so với cùng kỳ năm 2023.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.